
CÁNH CỬA NÀO CHO CÁC NHÀ SƯU TẦM BẤT ĐỘNG SẢN KHÁT KHAO THỊ TRƯỜNG ÚC
Người ta có thể chờ đợi hàng năm trời để sở hữu chiếc xe trong mơ, một chiếc túi thời thượng hay chiếc đồng hồ hiếm có. Sự khan hiếm này không chỉ đến từ việc các thương hiệu cố tình giới hạn sản phẩm, mà còn bởi nguồn cung thực tế không theo kịp nhu cầu quá lớn. Thị trường bất động sản tại Úc, đặc biệt là Melbourne, cũng đang trong tình trạng tương tự. Số lượng bất động sản sẵn có để giao dịch — dù dành cho nhà đầu tư quốc tế hay trong nước — đều trở nên ngày càng giới hạn, khiến cuộc săn lùng những “báu vật” địa ốc càng thêm khốc liệt.
Ảnh: Bản đồ vẽ hoạt hoạ cây cầu Princes bắc qua khu vực South Yarra
KHI NGƯỜI MELBOURNE XÂY NHÀ KHÔNG CÒN KỊP THEO NHU CẦU NHÀ Ở TĂNG CAO:
Nếu từng nghĩ đến Melbourne như một thành phố thảnh thơi, nơi mọi thứ luôn sẵn sàng và tràn đầy cơ hội, thì có lẽ đã đến lúc cần nhìn kỹ hơn vào một thực tế đang diễn ra. Ngay giữa sự nhộn nhịp và phát triển không ngừng ấy, Melbourne đang đối mặt với một bài toán nan giải: thành phố đang chậm chân hơn nhu cầu nhà ở của chính mình.
Ảnh: Melbourne góc nhìn từ trên cao, xuôi theo dòng sông Yarra
Theo dự báo từ National Housing Finance and Investment Corporation (NHFIC), toàn nước Úc sẽ thiếu hụt tới 106.000 căn nhà vào năm 2027, và Melbourne là một trong những điểm nóng nhất của cuộc khủng hoảng này. Với lượng người nhập cư và sinh viên quốc tế liên tục đổ về, cùng với tốc độ tăng trưởng tự nhiên của dân số, nhu cầu về nhà ở tại Melbourne tăng cao hơn bao giờ hết. Thế nhưng, dù cầu đang bùng nổ, thì cung vẫn chưa thể theo kịp.
Điều này không phải vì các nhà phát triển bất động sản ở Úc không muốn xây nhanh hơn. Trái lại, họ đang nỗ lực từng ngày để đưa thêm sản phẩm ra thị trường. Nhưng quy trình phát triển dự án tại Úc là một hành trình dài và nghiêm ngặt: từ việc xin phê duyệt quy hoạch, vượt qua những đánh giá chặt chẽ về môi trường, cho đến những tiêu chuẩn cao về tính bền vững và đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng cư dân bản địa. Tất cả những điều đó, dù rất đáng trân trọng, cũng đồng nghĩa với thời gian chờ đợi bị kéo dài đáng kể.
Chưa kể, ngành xây dựng Úc cũng đang phải vật lộn với nhiều thách thức khác: giá vật liệu leo thang, nhân công khan hiếm, và chi phí vận hành tăng cao sau đại dịch. Tất cả những yếu tố này đẩy giá nhà lên mức cao hơn, trong khi nguồn cung nhà mới cứ nhỏ giọt từng chút một.
Và giữa bối cảnh đó, chính phủ Úc đã đưa ra quyết định mạnh mẽ: tạm thời siết chặt việc mua nhà ở của người nước ngoài. Đây là động thái nhằm ưu tiên tuyệt đối nguồn cung nhà ở cho người dân địa phương và người định cư lâu dài, trước áp lực ngày càng lớn từ làn sóng nhu cầu quốc tế. Điều này không chỉ phản ánh mức độ căng thẳng của thị trường mà còn khẳng định rõ ràng rằng: bất động sản tại Melbourne — và nói rộng hơn là trên toàn nước Úc — đang trở thành một tài sản ngày càng quý hiếm và được bảo vệ chặt chẽ.
Ảnh: Hàng loạt các cần cẩu đang vươn cần tại Melbourne, hứa hẹn những toà nhà mới cho thành phố đáng sống này.
Kết quả là gì? Người mua nhà ở Melbourne, từ những gia đình trẻ địa phương cho đến các nhà đầu tư trong nước, đều đang rơi vào một cuộc đua khốc liệt để giành lấy từng cơ hội có mặt trên thị trường. Mỗi dự án mở bán mới đều thu hút lượng người quan tâm vượt xa số lượng căn hộ sẵn có. Một tình cảnh không khác gì những chiếc đồng hồ giới hạn hay mẫu xe hiếm: giá trị luôn được săn đón và tăng tiến theo thời gian, không chỉ vì sự cao cấp, mà bởi chính sự khan hiếm tự nhiên của nó.
Melbourne hôm nay là một thành phố đầy hấp dẫn, nhưng cũng là nơi mà những giấc mơ về một chốn an cư đang trở thành cuộc săn tìm kiên nhẫn và không dễ dàng. Với tình hình hiện tại, ai nắm giữ được bất động sản tại đây cũng giống như đang nắm giữ một tài sản quý giá — không chỉ cho hôm nay, mà còn cho cả tương lai. Nhưng cánh cửa để sở hữu và sưu tầm một bất động sản, thậm chí là cao cấp, chỉ đơn giản là khép kín hơn trước, nếu chúng ta biết đúng đơn vị để tìm đến.
CÁNH CỬA NÀO CHO CÁC NHÀ SƯU TẦM BẤT ĐỘNG SẢN KHÁT KHAO THỊ TRƯỜNG ÚC:
Năm 1851, một người đàn ông tên Edward Hargraves quay trở về từ vùng đất California xa xôi với hai bàn tay trắng, nhưng mang theo một niềm tin mãnh liệt: rằng nước Úc – mảnh đất quê hương của ông – đang ẩn giấu thứ kim loại quý giá nhất thế giới. Niềm tin ấy đã dẫn ông đến Bathurst, vùng đất hoang dã phía tây Sydney, nơi ông chính thức phát hiện ra vàng trong lòng đất. Phát hiện ấy chẳng bao lâu sau đã thổi bùng lên một cơn lốc chưa từng có – cơn sốt vàng của nước Úc, hay còn gọi là The Australian Gold Rush.
Ảnh: Edward Hargraves, người được cho là đã phát hiện và tạo nên cơn sốt vàng đầu tiên tại Úc
Chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi, hàng trăm ngàn người từ khắp các châu lục đổ về vùng đất xa lạ nằm ở phía nam bán cầu này. Họ đến từ Trung Quốc, Đức, Ireland, Ý, Mỹ… Không chỉ là những người thợ mỏ hay nông dân nghèo, mà còn có các kỹ sư, thương nhân, đầu bếp, và những người thợ thủ công mang theo tay nghề bậc thầy. Họ không chỉ tìm kiếm vàng dưới lòng đất, mà còn âm thầm đặt nền móng cho một xã hội mới – một nước Úc đa văn hóa, đa sắc tộc, và ngập tràn khát vọng đổi đời.
Hơn một thế kỷ rưỡi đã trôi qua, nhưng tinh thần “Gold Rush” ấy chưa từng biến mất. Nó sống trong nhịp thở hối hả của các thành phố lớn, trong chiều sâu văn hóa của những con phố, và trong tinh thần hội nhập chưa từng vơi cạn của Melbourne – nơi đã được bình chọn là “Thành phố đáng sống nhất thế giới” suốt bảy năm liền bởi Economist Intelligence Unit. Nơi ấy, gần một nửa cư dân có ít nhất một phụ huynh sinh ra ở nước ngoài. Cũng vẫn nơi ấy, mỗi buổi sáng bạn có thể đi qua một tiệm bánh mì Việt, một quán cà phê Ý, một nhà hàng Nhật Bản, và một chợ châu Phi chỉ cách nhau vài con phố. Đó không chỉ là sự giao thoa văn hóa. Đó là minh chứng sống động rằng nước Úc, và đặc biệt là Melbourne, vẫn là vùng đất mơ ước của những công dân toàn cầu.
Ảnh: Sự đa dạng trong văn hoá, môi trường và giáo dục tại Úc là minh chứng cho sự hấp dẫn của quốc gia này, liên tục thu hút các du học sinh quốc tế.
Ngày nay, gần 30% sinh viên đại học tại Úc là sinh viên quốc tế. Họ đến từ khắp nơi – từ Bắc Kinh đến thành phố Hồ Chí Minh, từ Mumbai đến Jakarta – để học tập, làm việc, rồi dần tìm một mái nhà, một cuộc sống yên ổn tại nơi này. Những nhà hàng, quán bar nhộn nhịp vào cuối tuần tại Melbourne phần lớn được vận hành bởi những người nhập cư từ nhiều thế hệ trước hoặc con cháu họ – những người đã chọn ở lại sau “giấc mơ du học”, tiếp tục viết nên hành trình của mình bằng đôi bàn tay và khát vọng an cư.
VẬY TẠI SAO CHÍNH PHỦ ÚC BẮT ĐẦU “KHÉP HỜ CÁNH CỬA”?
Thế nhưng, sau hơn một thập kỷ tăng trưởng phi mã, thị trường bất động sản Úc bắt đầu bộc lộ những vết nứt. Giá nhà tại Melbourne và Sydney tăng hơn 35% chỉ trong 5 năm, nguồn cung khan hiếm, và nhiều người trẻ bản địa không còn đủ khả năng sở hữu căn nhà đầu tiên của họ tại chính nơi họ sinh ra. Từ đây, một làn sóng phản đối âm ỉ bắt đầu hình thành trong xã hội Úc, đặt chính phủ vào vị trí không thể thờ ơ.
Ảnh: FIBR là bước “hải quan” đầu tiên cho các nhà đầu tư và sưu tầm khi muốn tiến tới với thị trường Quốc Đảo Phía Nam Bán Cầu này?
Chính phủ của Thủ tướng Anthony Albanese, dưới sự chỉ đạo tài chính của Bộ trưởng Jim Chalmers, đã triển khai hàng loạt biện pháp mới nhằm hạn chế làn sóng đầu tư nước ngoài vào bất động sản. Những quy định này bao gồm việc nâng mức thuế đóng cho người nước ngoài thông qua Ủy ban Đầu tư Nước ngoài (FIRB), giới hạn mua nhà cũ, và áp dụng mức thuế tem bổ sung lên đến 8% tại bang Victoria – nơi có Melbourne. FIRB giờ đây trở thành cánh cửa chính mà bất kỳ ai không phải công dân Úc đều phải gõ nếu muốn đầu tư bất động sản tại đất nước này.
Ảnh: Thủ Tướng Anthony Albanese, người đã phê duyệt sắc lệnh giới hạn người nước ngoài sở hữu bất động sản tại Úc.
Tuy nhiên, những thay đổi này không nhằm khép cửa với thế giới, mà đúng hơn, là một nỗ lực tái cân bằng để đảm bảo rằng cơ hội được sống, học tập, làm việc và an cư tại Úc vẫn là một giấc mơ khả thi – cho cả người bản địa lẫn những ai thực sự muốn gắn bó. Với những nhà đầu tư hiểu luật, sẵn sàng đi đường dài, và trân trọng những giá trị bền vững – cơ hội vẫn còn đó.
Bởi cũng giống như Hargraves thuở nào, những người nhìn thấy tiềm năng của Úc hôm nay không nhất thiết phải tìm vàng trong lòng đất. Thứ vàng quý giá nhất, có lẽ, chính là một cuộc sống tử tế, yên lành và bền vững mà không phải nơi nào trên thế giới cũng có thể trao tặng. Và nước Úc – dù đôi lúc thận trọng hơn – vẫn là một trong những nơi hào phóng nhất dành cho những ai biết trân trọng điều đó.
NHỮNG DỰ ÁN TRÊN GIẤY TẠI ÚC, TẠI SAO NÊN THAM KHẢO?
Khác với nhiều định kiến về ngành bất động sản, tại Úc, bất động sản lại trở thành một ngành nghề cốt lõi và đặc biệt phải phát triển. Với số lượng nguồn cung đang thấp hẳn hơn so với nguồn cầu. Chúng ta không khỏi lo lắng khi lo sợ các thế hệ tiếp theo tại đây một là có thể phải ở với cha mẹ cả đời vì không thể nào có đủ tiền mua nhà, hoặc phải cạnh tranh với những du học sinh, người ngoại quốc khi họ đến đây học tập, làm việc theo nguyện vọng hoặc theo chính sách được cử đến quốc gia này. Qua nhiều năm, chúng ta dần thấy những tỉ phú giàu bậc nhất của người Úc, vốn rất nhiều gia đình xuất phát điểm từ khai thác khoáng sản, được thay thế dần dà bởi các nhà phát triển bất động sản ở đủ cấp. Theo báo cáo của Forbes năm 2025, trong top 50 người giàu nhất Úc, có ít nhất 10 người là nhà phát triển bất động sản hoặc doanh nhân trong lĩnh vực này, dẫn đầu là tỷ phú Harry Triguboff với tài sản 18,8 tỷ USD . Thế nhưng, trong 5 năm qua tại Melbourne, chỉ có 11.381 căn hộ được hoàn thành vào năm 2022, giảm mạnh so với 19.881 căn vào năm 2021.
Ảnh: trong top 50 số tỉ phú giàu nhất nước Úc, 10 trong số đó đã là các nhà phát triển bất động sản.
Thủ tục cực kỳ phức tạp, cùng với các chính sách và cấp giấy phép cần trải qua các giai đoạn nghiêm ngặt, đã cho thấy chính phủ Úc vẫn muốn bảo tồn giá trị, lắng nghe cộng đồng và tuân theo các quy tắc quy hoạch nhiều hơn. Điều này phản ánh qua việc giảm số lượng dự án hoàn thành, mặc dù nhu cầu về nhà ở vẫn cao. Việc này đặt ra thách thức lớn cho các nhà phát triển bất động sản, đồng thời cũng là cơ hội cho những ai có tầm nhìn dài hạn và hiểu rõ thị trường Úc. Qua đó, có thể thấy rằng nếu chính phủ Úc không sớm can thiệp bằng các đạo luật kiểm soát cư trú và sở hữu bất động sản, thì rất có thể phần lớn các căn hộ và nhà ở – đặc biệt là tại các thành phố lớn như Melbourne hay Sydney – đã rơi vào tay các nhà đầu tư quốc tế trước cả khi người bản địa có cơ hội đặt chân vào thị trường.
Điều này không chỉ đơn thuần là câu chuyện cung – cầu, mà còn là bài toán xã hội về cơ hội và công bằng thế hệ. Hình ảnh những người trẻ Úc buộc phải ở lại nhà cha mẹ cho đến khi 30, 40 tuổi không còn là chuyện lạ. Đó là một hệ quả trực tiếp của một thị trường đang bị áp lực từ cả nhu cầu nội địa và dòng tiền ngoại quốc chảy vào mạnh mẽ. Tuy nhiên, nước Úc không phải là một quốc gia dễ bị chi phối. Với truyền thống lập pháp chặt chẽ và văn hóa chính trị hướng về sự bảo vệ công bằng xã hội, chính phủ Úc đã sớm nhận ra nguy cơ và thiết lập hàng loạt chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân bản địa. Một trong những động thái đáng chú ý là việc cho phép người nước ngoài được mua bất động sản, nhưng chủ yếu giới hạn trong các dự án mới – những công trình đang cần nguồn vốn lớn để khởi động và hoàn thiện. Nhưng sự cho phép này không đồng nghĩa với việc “mở toang cánh cửa”.
Ảnh: Báo đài đưa tin về giá cả nhà cửa tăng vọt sau nhiều làn sóng nhập cư lớn sau Covid.
Thay vào đó, nó được quản lý chặt chẽ bởi những điều luật và hạn mức cụ thể. Ví dụ, trong một tòa nhà chung cư gồm 100 căn hộ tại Melbourne, chỉ có tối đa 50 căn có thể được bán cho người nước ngoài – phần còn lại buộc phải dành cho người có quyền cư trú hợp pháp tại Úc. Giới hạn 50% này không phải ngẫu nhiên, mà được thiết lập để bảo vệ tính ổn định của cộng đồng dân cư, cũng như tránh tình trạng đầu cơ hàng loạt làm méo mó giá trị thực tế của thị trường. Chính vì những giới hạn này, thông tin về các dự án mới tại Úc – đặc biệt là những dự án có vị trí tốt, chủ đầu tư uy tín, và vẫn còn trong giai đoạn xin phép hoặc khởi công – bỗng trở nên quý giá và được săn đón không khác gì những mạch vàng từng khiến hàng ngàn người đổ về vùng Bathurst vào thế kỷ 19.
Giới đầu tư quốc tế, những người thấu hiểu chính sách và có góc nhìn dài hạn, bắt đầu tìm mọi cách để tiếp cận các dự án “off-the-plan” (mua khi còn trên bản vẽ), vì hiểu rằng đây là cách duy nhất để đặt chân vào thị trường một cách hợp pháp và chiến lược. Người ta lùng sục trên báo chí, tìm kiếm thông tin rò rỉ từ các hội thảo, kết nối với môi giới nội địa, thậm chí liên kết trực tiếp với các nhà phát triển để nắm cơ hội “giữ chỗ” khi căn hộ còn chưa xuất hiện trên bản đồ. Trong một thị trường mà cơ hội được kiểm soát chặt chẽ bởi luật pháp và tính minh bạch là tiêu chuẩn, thì “biết trước một bước” cũng đồng nghĩa với có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Không phải ngẫu nhiên mà một số khu căn hộ tại Melbourne hay Brisbane vừa công bố bản thiết kế đã gần như kín đơn đặt chỗ từ các nhà đầu tư châu Á. Bởi họ hiểu rằng để “sưu tầm” một bất động sản tại Úc không chỉ cần tiền – mà cần cả sự kiên nhẫn, kiến thức thị trường, và khả năng nắm bắt thời cơ.
LÀM SAO ĐỂ ĐÓN ĐẦU XU THẾ VÀ NẮM BẮT CƠ HỘI SƯU TẦM BẤT ĐỘNG SẢN ÚC?
Nói không ngoa khi việc “sưu tầm” một bất động sản tại Úc ngày nay đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết và cả một chút tinh tế – chẳng khác gì hành trình chọn lựa một món cổ vật quý giá. Thị trường tưởng như rộng mở ấy lại ẩn chứa muôn vàn giới hạn: chính sách kiểm soát, các dự án off-the-plan chỉ được chia sẻ hạn chế, cùng hàng rào pháp lý chặt chẽ khiến thông tin không dễ dàng tiếp cận. Và câu hỏi mà rất nhiều người dù đã am hiểu thị trường cũng vẫn băn khoăn: “Tôi nên bắt đầu từ đâu, khi mọi thứ dường như chỉ diễn ra trong những vòng kết nối khép kín?”
Tìm cho mình một đơn vị đáng tin cậy để tìm hiểu một thị trường không mấy công khai thông tin trước khi dự án hoàn thành tại Úc là chuyện khá đáng lưu tâm.
Câu trả lời, chính là tìm được một người bạn đồng hành đáng tin cậy – một đơn vị không chỉ nắm bắt thông tin sớm, mà còn được bảo chứng bởi những thương hiệu và tập đoàn danh tiếng toàn cầu. Tại The Globetrotter Vietnam, chúng tôi tự hào là cánh tay nối dài của mạng lưới bất động sản quốc tế – nơi kết nối những người yêu giá trị sống toàn cầu với những cơ hội sưu tầm bất động sản tinh tuyển, đôi khi chỉ xuất hiện một lần trong đời.
Tháng 4 này, một dự án đặc biệt tại Melbourne – thành phố được mệnh danh là đáng sống bậc nhất thế giới – sẽ chính thức được ra mắt thị trường quốc tế. Dự án tọa lạc tại South Yarra – khu vực đẳng cấp và lâu đời của Melbourne, nổi bật với không gian xanh, văn hóa nghệ thuật và chất sống thời thượng. Đây là một cơ hội hiếm hoi để sở hữu một căn hộ ngay trong trung tâm nhịp sống của nước Úc, với mức giá khởi điểm từ 650.000 USD.
The Globetrotter Vietnam – trực thuộc S&S Real Estate và là đối tác chính thức của Christie’s International Real Estate tại Việt Nam – hân hạnh được mang cơ hội này đến gần hơn với cộng đồng những người đang tìm kiếm một bất động sản quốc tế thật sự xứng tầm. Không chỉ dừng lại ở thị trường Úc, với đội ngũ kinh nghiệm cùng kết nối với mạng lưới các thành viên đối tác chiến lược của Christie’s International Real Estate trên toàn cầu, The Globetrotter còn vươn tới các thị trường bất động sản hấp dẫn khác như London, Paris, Dubai, Mỹ,…
Để biết thêm thông tin được chia sẻ độc quyền tại buổi workshop thông tin về bất động sản Úc- Melbourne sắp tới, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch tham gia qua:
Đường Link Đăng Ký: https://t.ly/nmkZE
Hotline: (+84) 287 300 7786
Email: welcome@theglobetrotter.vn
Thời gian:
Ngày 18/04/2025 từ 13:30 – 15:30
Ngày 19/04/2025 từ 9:00 – 12:00
Địa điểm: The Globetrotter – S&S Real Estate | Christie’s International Real Estate – Hilton Saigon, 11 Công Trường Mê Linh, Q.1, TP.HCM
Sự kiện chỉ dành cho khách đăng ký và khách mời.
——–
THE GLOBETROTTER – S&S REAL ESTATE
Đối tác độc quyền của Christie’s International Real Estate tại Việt Nam.
welcome@theglobetrotter.vn | (+84) 287 300 7786
Hilton Saigon, 11 Công Trường Mê Linh, Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh