
Đế Chế Xa Xỉ Pháp Bắt Nguồn Từ Đâu?
Từ những triết gia Khai sáng, các trường phái nghệ thuật vang danh cho đến sự trỗi dậy của thời trang và ẩm thực đỉnh cao, Pháp từ lâu đã là nơi khởi nguồn của những xu hướng định hình thế giới. Vậy, thực sự đỉnh cao của sự Xa Xỉ mà Pháp dẫn đầu bắt nguồn từ đâu? Cùng Globetrotter tìm hiểu qua bài viết phân tích từ góc độ lịch sử của đất nước đầy tính nghệ thuật này nhé!
Tranh: Double Portrait – Alexander Roslin (1754) thể hiện 1 cặp nam và nữ đang nghiên cứu sa bàn mẫu bằng gỗ
Thói quen đặt câu hỏi POURQUOI? (TẠI SAO) của người Pháp:
Nước Pháp giàu tài nguyên nhờ thiên nhiên trù phú và 3600 km bờ biển. Sự phong phú này nuôi dưỡng đời sống người dân, đồng thời thúc đẩy họ tìm kiếm những giá trị tinh thần cao quý hơn. Nghệ thuật và triết học trở thành phần thiết yếu trong cuộc sống người Pháp, họ đắm mình trong cái đẹp, ăn ngon, mặc đẹp, học nhiều và luôn đặt câu hỏi “Tại sao?”.
Thói quen đặt câu hỏi “Pourquoi?” bắt nguồn từ nền văn hóa đề cao tư duy phản biện và khám phá. Tinh thần chất vấn này đã ăn sâu vào cách suy nghĩ của người Pháp từ thời Khai sáng, với những triết gia như Voltaire, Rousseau và Montesquieu, và được khuyến khích trong hệ thống giáo dục. Hỏi “tại sao” không chỉ là tìm kiếm câu trả lời mà còn là cách mở rộng góc nhìn và làm phong phú cuộc trò chuyện. Sống ở Paris là tận hưởng vẻ đẹp hoa lệ và trải nghiệm môi trường trí tuệ kích thích, nơi mọi ý tưởng đều được chất vấn và khai mở.
Tranh: Buổi dạ tiệc tại nhà phu nhân Geoffrin của họa sĩ Gabriel Lemonnier, dù trong tranh không có thức ăn hảo hạng hay rượu ngon, mà chỉ các quý tộc tụ họp với nhau để bàn luận về khoa học, chính trị, triết học và nghệ thuật, một trào lưu của Thời Kỳ Khai Sáng.
Chính sự trăn trở và khát khao sáng tạo của người Pháp đã góp phần tạo nên chiếc bánh Croissant trứ danh. Ban đầu, bánh sừng trâu được một sĩ quan pháo binh người Áo tên August Zang sáng tạo vào thế kỷ 19 và đặt tên là Kipferl (Lưỡi liềm). Nhiều sử gia tin rằng hình dáng của chiếc bánh là biểu tượng chiến thắng của quân đội Áo trước quân Ottoman, đất nước có lá cờ mang hình lưỡi liềm. Khi du nhập vào châu Âu và đến Pháp, chiếc bánh này đã được các thợ làm bánh Pháp không ngừng cải tiến. Với tinh thần sáng tạo, họ đặt câu hỏi: “Tại sao tôi phải làm chiếc bánh như vậy? Nếu thay đổi thì sao?”. Nhờ đó, họ đã nâng tầm Kipferl thành Croissant với kỹ thuật làm bột ngàn lớp tinh xảo, biến nó thành một kiệt tác ẩm thực mang đậm dấu ấn nước Pháp.
Các thợ làm bánh người Pháp tìm tòi, thử nghiệm và cải tiến, đưa kỹ thuật làm bột ngàn lớp (pâte feuilletée) vào quy trình chế biến. Mỗi lớp bột được nhào nặn, gấp cuộn cùng bơ với độ chính xác cao, thường được cán và gấp khoảng 6 lần để tạo ra hàng trăm lớp mỏng. Sau khi hoàn thành quá trình cán bột, bánh được ủ để bột nở đều, rồi nướng ở nhiệt độ khoảng 200 độ C trong 20-25 phút. Chính sự tinh tế trong từng công đoạn này đã biến chiếc bánh Croissant trở thành biểu tượng hoàn mỹ của nền ẩm thực Pháp. Không chỉ dừng ở chiếc bánh Plain au Croissant (Nguyên bản), người Pháp còn sáng tạo ra nhiều biến thể độc đáo như Pain au Chocolat với nhân sô-cô-la tan chảy, Croissant aux Amandes phủ hạnh nhân giòn thơm, hay thậm chí cả những phiên bản mặn kết hợp với phô mai và thịt nguội. Nhờ sự đổi mới không ngừng, Croissant không chỉ là món ăn sáng truyền thống mà còn trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và niềm tự hào trong ẩm thực Pháp.
Ảnh: Chiếc bánh Kipferl, được đông đảo sử gia công nhận là nguồn gốc của bánh Croissant Pháp
Chiếc bánh Croissant là một ví dụ điển hình về cách nước Pháp tiếp nhận tinh hoa từ các nền văn hóa khác và nâng tầm chúng. Chẳng hạn, thời Phục Hưng, Catherine de’ Medici mang nghệ thuật ẩm thực, khiêu vũ và cả các kỹ thuật nấu ăn tinh tế từ Ý đến Pháp, tạo tiền đề cho nền ẩm thực và nghệ thuật cung đình phát triển rực rỡ. Không chỉ giới hạn trong ẩm thực, tư tưởng Khai sáng của Pháp cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền triết học Hy Lạp và Anh, nhưng đã được biến hóa để trở thành nền tảng cho những cuộc cách mạng tư tưởng vĩ đại. Điều này cho thấy trường phái Khai Sáng đã thực sự được hiện thực hóa từ những ý niệm đời thường như ẩm thực đến khoa học, nghệ thuật và tư duy triết học.
Nhà sử gia người Anh, ông Jonathan Israel đã nhận định trong cuốn Radical Enlightenment: Philosophy and the Making of Modernity, 1650-1750, rằng “Phong trào Khai sáng Pháp không chỉ đơn thuần là sự tiếp nối của Phục Hưng hay một phong trào cải cách ôn hòa. Đó là một cuộc cách mạng trong tư tưởng, một sự chuyển đổi căn bản trong cách người châu Âu hiểu về thế giới.”
Từ Triết học Pháp đến Thời Trang Pháp – Haute Couture:
Thời kỳ Khai Sáng tại Pháp đã thúc đẩy những nhà khoa học, chính trị và nghệ sĩ đạt những cực điểm trong lối nghĩ và tư duy. Tinh thần này yêu cầu những thứ thực tiễn hơn để thực hiện nghệ thuật, khoa học và kỹ nghệ. Trong đó có công cuộc thúc đẩy thời trang lên đến đỉnh cao của thiết kế thực tiễn, nhưng vẫn giữ lại những giá trị tinh tuý nhất của nghệ thuật, độ công phu và phức tạp trong từng đường kim, mũi chỉ, chất liệu được lựa chọn kỹ càng, kỹ thuật cắt may đỉnh cao. Đây cũng là khoảng thời gian hình thành những nền móng đầu tiên của đế chế xa xỉ của Pháp nói chung, và Haute Couture danh giá toàn cầu của Pháp nói riêng. Thế nhưng, Haute Couture lại không phải do người Pháp làm nên, mà lại là từ bàn tay và khối óc của một người Anh, thành danh trên đất Pháp.
Tấm vải dệt: The King’s Visit to the Gobelins – dệt bởi thợ lành nghề của nhà xưởng Gobelins từ năm 1665 đến 1679, được thiết kế bởi Charles Le Brun và Adam Frans van der Meulen từ năm 1662.
Vào đầu thế kỷ 17, Vua Henry IV, theo lời khuyên của Công tước xứ Sully, đã khởi xướng một chương trình phát triển sản xuất nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Một trong những trọng tâm là ngành dệt may, đặc biệt là thảm trang trí. Nhà vua đã thành lập các xưởng dệt thảm tại Faubourg Saint-Marceau, nổi bật nhất là Gobelins Manufactory, nơi nhanh chóng đạt danh tiếng quốc tế với các tác phẩm lộng lẫy như The Elements, The Seasons, The History of Alexander và The History of the King,…
Tiếp nối tinh thần này, dưới triều đại Louis XIV, thời trang và nghệ thuật không chỉ là văn hóa mà còn là công cụ chính trị để khẳng định quyền lực Pháp. Sự thanh lịch dần thay thế sự xa hoa rườm rà, bắt đầu xuất hiện xu hướng thể hiện cá tính thay vì chỉ khoe khoang sự giàu có. Rose Bertin, nhà thiết kế danh tiếng của Marie Antoinette, tiên phong trong việc cá nhân hóa thời trang với những thiết kế tinh tế, mang tính ứng dụng cao.
Ảnh: Buổi học nhảy – La leçon de danse – Pasquier (1810), thể hiện các trang phục đã được tinh giản hoá thay vì quá cỡ và đồ sộ như thời kỳ trước.
Bước sang thế kỷ 19, Paris khẳng định vị thế trung tâm thời trang toàn cầu nhờ Charles Frederick Worth (người Anh), người đặt nền móng cho Haute Couture. Ông biến thời trang từ một nghề thủ công thành một ngành công nghiệp chuyên nghiệp với những thiết kế độc bản, buổi trình diễn thời trang và hệ thống đặt hàng riêng. Sự kết hợp giữa tài năng cá nhân, sự bảo trợ của giới quý tộc và tinh thần đổi mới không ngừng đã giúp thời trang Pháp vươn lên dẫn đầu thế giới.
Điều này thể hiện rõ cách nước Pháp đề cao và phát huy tối đa tài năng của những cá nhân xuất sắc, dù họ không sinh ra trên mảnh đất này. Charles Frederick Worth là minh chứng cho tinh thần đó: một người Anh có thể đến Paris, được công nhận, thậm chí còn đặt nền tảng cho Haute Couture – lĩnh vực thời trang danh giá nhất thế giới. Điều tương tự cũng xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác, khi nước Pháp không chỉ tiếp nhận mà còn nâng tầm những tài năng ngoại quốc, giúp họ phát triển và để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử.
Ảnh: Maison Margiela Haute Couture 2024 – Artisanal
Hiện nay, chỉ có 15 thương hiệu được Chambre Syndicale de la Haute Couture công nhận là nhà mốt Haute Couture. Những cái tên lừng danh như Chanel, Dior, Givenchy, Maison Margiela và Jean Paul Gaultier tiếp tục duy trì di sản này, bên cạnh những thương hiệu kín tiếng hơn như Adeline André hay Franck Sorbier. Các xưởng may Haute Couture chủ yếu tập trung tại quận 8 Paris, hình thành nên “Tam giác vàng” – trung tâm của các nhà mốt hàng đầu biến khu vực này trở nên vô cùng đáng lưu tâm từ lời khuyên của các chuyên gia về bất động sản thời hiện đại. Đây cũng là khu phố tụ hội những khách sạn, nhà hàng và cửa hàng hạng sang đặc trưng của nền công nghiệp xa xỉ tại Pháp, nơi các bất động sản có sẵn đều được rao bán và giao dịch nhanh chóng – theo các chuyên gia tại Christie’s International Real Estate.
TRIANGLE d’Or – Bất động Sản Tam giác vàng của Thời Trang Cao Cấp
Ảnh: Tam Giác Vàng của Paris, nằm ở quận 8 nội đô Paris
Tam giác vàng Triangle d’Or được tạo thành bởi ba đại lộ danh giá bậc nhất Paris: Avenue Montaigne, Avenue George V và Avenue Champs-Élysées. Đây là khu vực quy tụ những thương hiệu thời trang cao cấp bậc nhất thế giới như Chanel, Dior, Louis Vuitton và Hermès, cùng với các khách sạn xa hoa như Plaza Athénée và Four Seasons George V. Ngoài ra, nơi đây còn có những nhà hàng đạt sao Michelin danh giá như Le Cinq hay Guy Savoy, tạo nên một khu vực đầy xa hoa và những tiện nghi bậc nhất.
Những căn hộ tại Triangle d’Or thường mang đậm dấu ấn kiến trúc Haussmann cổ điển, với trần cao, cửa sổ lớn và nội thất hài hòa. Tuy nhiên, giá trị của chúng không chỉ nằm ở thiết kế mà còn ở vị trí chiến lược – gần sông Seine, các đại lộ mua sắm danh giá, khách sạn 5 sao và những địa điểm văn hóa nổi bật. Sống ở đây chính là sống giữa trái tim của Paris, với những sự kiện toàn cầu mới mẻ và cao cấp nhất thi nhau trình diễn, hoà mình trong không gian sâu sắc của văn hóa, thời trang, ẩm thực và kiến trúc. Tất cả đã khiến bất động sản tại khu vực này trở thành một trong những khu vực hấp dẫn nhất trên thế giới.
Ảnh: Một Bất Động Sản tại khu Triangle d’Or mang phong cách Haussmannian đặc trưng với cửa cao và cửa sổ lớn, đón nhiều ánh sáng và không khí, cân đối, hài hoà.
Danh mục bất động sản tại khu vực xung quanh và trong Triangle d’Or do Christie’s International Real Estate (CIRE) và đối tác Daniel Féau đại diện vô cùng đa dạng, từ các căn hộ Haussmann rộng lớn với tầm nhìn ra Tháp Eiffel, đến những penthouse hiện đại với tiện ích hàng đầu.
Ảnh: Căn hộ cao cấp nằm trên tầng 2 của một dinh thự riêng sang trọng thế kỷ 18 thuộc Hôtel d’Orgemont và nhìn ra Place Beauvau, Cung điện Elysee, khu vực Tam Giác Vàng. Trị giá khoảng 16,754,275 triệu đô, căn hộ tráng lệ với diện tích sàn 350m² và diện tích sinh hoạt 320m², đi bộ tới điện Élysée, đại lộ Marigny và Faubourg Saint-Honoré.
Đại lộ Montaigne nằm trong khu vực Triangle d’Or, là một con phố mua sắm xa xỉ bậc nhất của Paris, nơi kết hợp giữa lối sống hòa nhã và các địa điểm biểu tượng. Đại lộ Montaigne là địa chỉ của Plaza Athenee, của những nhà mốt danh tiếng như Giambattista Valli, Franck Sorbier, Loro Piana, Goyard, Chanel, Dior, nơi diễn ra những triển lãm và các sự kiện thời trang đáng quan tâm nhất mỗi mùa. Khu vực này cũng gần Place de la Concorde, một quảng trường rộng lớn, nơi bạn có thể ngắm nhìn những công trình kiến trúc vĩ đại và tận hưởng không khí lịch sử đặc trưng của Paris.
Với diện tích 90 m² (958 ft²), căn hộ một phòng ngủ nằm trên tầng hai của một tòa nhà Art Deco sở hữu tầm nhìn tuyệt đẹp ra Đại lộ Montaigne. Không xa Tháp Eiffel, biểu tượng bất hủ của thủ đô Pháp chỉ cách vài phút đi bộ. Champs-Élysées, con phố nổi tiếng với các cửa hiệu sang trọng và nhà hàng 5 sao như các Boutique của Dior, Chanel, Louis Vuitton cũng ở kế bên. Với các nhà sưu tầm đam mê nghệ thuật, Bảo tàng Louvre với những tác phẩm kinh điển cũng chỉ cách một quãng ngắn đi bộ hoặc taxi. Đây là nơi diễn ra các sự kiện quốc tế quan trọng và cũng là điểm đến lý tưởng để khám phá văn hóa và nghệ thuật của Paris. Trị giá 2.426.683 USD (58.240.392.000 VND) . Phòng khách rộng lớn, được thiết kế với lò sưởi và sàn gỗ tinh tế, phòng tắm en-suite, khu vực ăn uống, phòng làm việc có thể biến thành phòng ngủ thứ hai, và một nhà bếp đầy đủ tiện nghi.
Một ví dụ khác về mức độ hấp dẫn của các căn hộ nằm tại Tam giác Vàng của Paris: Căn penthouse 3 phòng ngủ diện tích 340m2 nằm trên Đại lộ Montaigne, một trong những con phố sang trọng bậc nhất của Paris. Tòa nhà của căn hộ được xây dựng vào thập niên 1930 và đã được cải tạo tỉ mỉ bởi một nhà thiết kế nội thất nổi tiếng, phòng khách tiếp đón lớn, tràn ngập ánh sáng tự nhiên, mở ra một sân thượng rộng 80 m² xanh mát, nơi cư dân có thể thư giãn hoặc tổ chức tiệc ngoài trời. Phòng ngủ chính sang trọng với phòng tắm riêng đầy đủ và phòng thay đồ rộng. Thêm vào đó, hai phòng ngủ cho khách đều có phòng tắm và phòng thay đồ riêng biệt, đáp ứng nhu cầu về không gian riêng tư và thoải mái.Căn penthouse này còn được trang bị phòng làm việc và phòng thể dục, nằm ở tầng dưới của căn hộ và được truy cập trực tiếp qua thang máy an ninh. Các tiện nghi hiện đại khác bao gồm hệ thống điều hòa không khí và tự động hóa nhà thông minh, giúp tạo nên một không gian sống tiện nghi và sang trọng. Tòa nhà có bảo vệ 24/7, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cư dân. Ngoài ra, căn hộ còn có hai chỗ đậu xe, một hầm chứa đồ, và một phòng dành cho người giúp việc, mang lại sự thuận tiện tối đa kèm lợi ích cho chủ nhân. Hiện căn hộ này đã được giao dịch và không còn có sẵn để mua.
Ngoài khu vực trung tâm Triangle d’Or, những con phố nhỏ hơn xung quanh như Rue François 1er, Rue de Marignan hay Rue Marbeuf cũng mang đến nhiều lợi thế đặc biệt. Đây không chỉ là nơi tập trung các cửa hàng thời trang độc lập, phòng trưng bày nghệ thuật, nhà hàng cao cấp mà còn là nơi đặt trụ sở của nhiều thương hiệu xa xỉ. Những căn hộ boutique tại đây mang phong cách sang trọng nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh, giúp cư dân tận hưởng không gian sống đẳng cấp mà không bị ảnh hưởng bởi nhịp sống sôi động.
Một ví dụ điển hình cho sự kết nối giữa thời trang và bất động sản tại khu vực này chính là Christian Dior Atelier tại 30 Avenue Montaigne. Đây là nơi Christian Dior ra mắt bộ sưu tập New Look vào năm 1947, đánh dấu bước ngoặt của ngành thời trang cao cấp. Sau nhiều thập kỷ, địa chỉ này không chỉ là biểu tượng của Dior mà còn trở thành một trung tâm xa xỉ với xưởng may Haute Couture, cửa hàng Flagship, bảo tàng Dior Gallery và nhà hàng Monsieur Dior. Bảo tàng Dior Gallery trưng bày những thiết kế biểu tượng, trong khi cửa hàng flagship cung cấp những bộ sưu tập độc quyền, thu hút giới mộ điệu và nhà sưu tầm thời trang từ khắp nơi trên thế giới. Chính sự kết hợp hài hòa giữa di sản thời trang và bất động sản cao cấp đã tạo nên sức hút khó cưỡng cho khu vực này.
Ảnh: Christian Dior Atelier tại số 30, Avenue Montaigne vẫn là nhà xưởng Haute Couture của thương hiệu thời trang Dior nổi tiếng toàn cầu với tính độc bản, nữ tính và xa xỉ.
THE GLOBETROTTER – ĐỐI TÁC CHÍNH THỨC CỦA CHRISTIE’S INTERNATIONAL REAL ESTATE TẠI VIỆT NAM
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, với lãi suất cao và lạm phát gia tăng, bất động sản tiếp tục có sức hút với các nhà sưu tầm muốn thêm vào bộ sưu tập của mình những “trophy property” ở các vị trí đắc địa, hàm chứa bề dày giá trị văn hoá, lịch sử.
Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng với sự ra đời của The Globetrotter, trực thuộc S&S Real Estate – đối tác chính thức của Christie’s International Real Estate tại Việt Nam. The Globetrotter đóng vai trò cầu nối giúp khách hàng Việt tiếp cận thị trường bất động sản Pháp, đặc biệt là Paris với những khu vực đắc địa luôn được nhà sưu tầm quốc tế yêu thích, The Globetrotter hân hạnh hợp tác cùng đối tác chiến lược Daniel Féau – thương hiệu danh tiếng với hơn 40 năm hoạt động tại Pháp và hơn hai thập kỷ hợp tác cùng Christie’s International Real Estate.
Trong thị trường bất động sản cao cấp tại Paris, Christie’s International Real Estate (CIRE) và đối tác Daniel Féau là những đơn vị hàng đầu chuyên giao dịch các tài sản giá trị tại Paris, từ căn hộ, cho tới penhouse, dinh thự, đặc biệt trong khu vực tam giác vàng. Sự kết hợp giữa The Globetrotter, Daniel Feau trong mạng lưới của Christies’s International Real Estate mang đến tư vấn chuyên nghiệp, những giải pháp tối ưu tại Pháp, đặc biệt là Paris, trong các khía cạnh pháp lý và thủ tục toàn diện.
Văn phòng The Globetrotter tọa lạc tại Hilton Saigon Hotel, 11 Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, sẵn sàng chào đón những khách hàng quan tâm đến các thị trường bất động sản tiềm năng hiện tại và trong tương lai.
———-
The Globetrotter
Hilton Saigon Hotel, 11 Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: (+84) 287 300 7786
Email: welcome@theglobetrotter.vn