
Những điều cần biết trước khi mua và sở hữu chuyên cơ
Từ việc xác định mục tiêu đến lựa chọn, quá trình sở hữu một chiếc chuyên cơ riêng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nghiên cứu tỉ mỉ các yếu tố như sức chứa hành khách, khu vực nghỉ ngơi, không gian hành lý, chế độ tự lái, khả năng cho thuê lại và phạm vi bay. Làm việc với một nhà môi giới uy tín là bước quan trọng giúp đơn giản hóa quá trình mua sắm.
Xin mời quý vị cùng O2H2O tìm hiểu cái nhìn toàn diện về hành trình sở hữu chuyên cơ trong bài viết dưới đây.
Sở hữu chuyên cơ riêng và những khoản mục
Thị trường dịch vụ cho thuê chuyên cơ riêng dự kiến sẽ đạt 21,18 tỷ USD vào năm 2026, cho thấy nhu cầu sở hữu chuyên cơ đang gia tăng. Giá mua một chuyên cơ thay đổi tùy theo các yếu tố như độ tuổi, trang thiết bị đã lắp đặt và tình trạng vào thời điểm rao bán.
Sau khi sở hữu một chuyên cơ, chủ nhân sẽ tiếp tục với các mục chi phí liên quan như đăng ký, vận hành, bảo trì, lưu trữ, an ninh, vệ sinh và các nâng cấp tiềm năng. Bên cạnh đó, các kĩ năng sau là vô cùng quan trọng trong vận hành một chuyên cơ cá nhân:
- Quản lý an toàn: An toàn là yếu tố hàng đầu, bao gồm thực hiện các quy trình nghiêm ngặt, đúng định kỳ và tuân thủ lịch bảo dưỡng.
- Quản lý tài chính: Việc sở hữu chuyên cơ đòi hỏi phân tích chi phí cẩn trọng, chiến lược sở hữu hợp lý và phân bổ nguồn lực hiệu quả.
- Giảm thiểu rủi ro: Bảo vệ chuyên cơ và hành khách bắt đầu từ việc xác định và hạn chế các rủi ro trong vận hành. Các biện pháp có thể bao gồm kiểm tra trước chuyến bay, tuân thủ khuyến cáo thời tiết và các quy định an toàn.
- Báo cáo theo quy định: Duy trì hồ sơ chính xác và cập nhật là yếu tố quan trọng để đảm bảo tuân thủ quy định hàng không. Chủ sở hữu cần lưu giữ nhật ký chuyến bay, hồ sơ bảo dưỡng và các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
- Nâng cấp và sửa đổi: Đầu tư vào các nâng cấp, cải tiến nội thất hoặc trang bị công nghệ giúp tăng cường sự thoải mái, tính thẩm mỹ và hiệu suất của chuyên cơ.
Chi Phí Mua Chuyên Cơ Riêng Là Bao Nhiêu?
Chi phí rõ ràng nhất khi mua chuyên cơ chính là giá mua, dao động tùy theo kích thước và khả năng vận hành của từng dòng chuyên cơ:
-
Chuyên cơ hạng siêu nhẹ (Very Light Jets)
Mang đến sự linh hoạt tối đa cho các chuyến bay ngắn, chuyên cơ hạng siêu nhẹ giúp bạn di chuyển nhanh chóng giữa các điểm đến mà không phụ thuộc vào lịch trình thương mại.
Với mức giá từ 3 triệu USD, những mẫu như Embraer Phenom hay Cessna Citation Mustang có tầm bay dưới 2.500 km (tương đương 3-4 giờ bay), đủ để thực hiện các hành trình như TP.HCM – Hà Nội hay Đà Nẵng – Singapore.
Dòng máy bay này không chỉ phục vụ từ 4 đến 6 hành khách trong không gian tiện nghi mà còn tối ưu chi phí vận hành, giúp chủ sở hữu tận hưởng trải nghiệm bay riêng tư với hiệu suất kinh tế cao.
-
Chuyên cơ hạng nhẹ (Light Jets)
Chuyên cơ hạng nhẹ (Light Jets) mang đến sự cân bằng hoàn hảo giữa tầm bay xa hơn và chi phí vận hành hợp lý, giúp bạn di chuyển linh hoạt trên các chặng bay khu vực.
Với mức giá từ 4 đến 8 triệu USD, các mẫu như Cessna Citation CJ3+ hay Embraer Phenom 300 có tầm bay lên đến 3.500 km (tương đương 4-5 giờ bay), đủ để thực hiện các hành trình như TP.HCM – Hong Kong hoặc Hà Nội – Bangkok.
Dòng máy bay này không chỉ tăng cường sức chứa với khả năng phục vụ 6-9 hành khách mà còn mang đến tiện nghi cao cấp, giúp bạn tận hưởng trải nghiệm bay riêng tư và thoải mái hơn.
-
Chuyên cơ hạng trung (Midsize Jet)
Chuyên cơ hạng trung (Midsize Jets) mang đến sự thoải mái và hiệu suất tối ưu cho các chuyến bay đường dài, giúp bạn di chuyển dễ dàng giữa các châu lục mà không cần quá cảnh.
Với mức giá từ 9 đến 20 triệu USD, các mẫu như Cessna Citation XLS+ hay Bombardier Challenger 350 có tầm bay lên đến 5.500 km (tương đương 6-7 giờ bay), đủ để thực hiện các hành trình như TP.HCM – Tokyo hoặc Hà Nội – Dubai.
Dòng máy bay này không chỉ cung cấp không gian rộng rãi với sức chứa từ 5 đến 10 hành khách mà còn được trang bị tiện nghi cao cấp, đảm bảo trải nghiệm bay sang trọng và thoải mái trên mọi hành trình.
-
Chuyên cơ siêu trung (Super – Midsize Jet)
Chuyên cơ siêu trung (Super-Midsize Jets)là lựa chọn lý tưởng cho những chuyến bay liên lục địa, mang đến sự linh hoạt và hiệu suất vượt trội cho doanh nhân và giới thượng lưu.
Với mức giá từ 20 đến 25 triệu USD, những mẫu như Gulfstream G280 hay Dassault Falcon 2000S có tầm bay lên đến 7.400 km (tương đương 8-9 giờ bay), đủ để thực hiện các hành trình như TP.HCM – Sydney hoặc Hà Nội – Paris mà không cần dừng tiếp nhiên liệu.
Dòng máy bay này không chỉ phục vụ từ 8 đến 12 hành khách mà còn mang đến trải nghiệm sang trọng với khoang nội thất rộng rãi, ghế bọc da cao cấp, hệ thống giải trí tiên tiến và cabin yên tĩnh giúp tối ưu sự thoải mái trong suốt chuyến đi.
-
Chuyên cơ hạng nặng (Heavy Jets)
Chuyên cơ hạng nặng (Heavy Jets) mang đến khả năng di chuyển linh hoạt trên những chặng bay dài, đáp ứng nhu cầu di chuyển toàn cầu với sự thoải mái và tiện nghi vượt trội.
Với mức giá từ 35 triệu USD trở lên, những mẫu như Gulfstream G650 hay Bombardier Global 7500 có tầm bay lên đến 14.000 km (tương đương 14-16 giờ bay), đủ để thực hiện các hành trình như TP.HCM – New York hoặc Hà Nội – London mà không cần dừng tiếp nhiên liệu.
Dòng máy bay này không chỉ phục vụ nhu cầu di chuyển đường dài mà còn được thiết kế với không gian rộng rãi, nội thất tinh tế từ da và gỗ cao cấp, phòng ngủ riêng biệt, hệ thống giải trí hiện đại và công nghệ giảm tiếng ồn, mang đến trải nghiệm thoải mái và tiện nghi cho hành khách.
Chuyên Cơ Mới Hay Đã Qua Sử Dụng – Đâu Là Lựa Chọn Tối Ưu?
Việc sở hữu một chuyên cơ không chỉ là một quyết định tài chính mà còn là một sự đầu tư chiến lược. Lựa chọn một chuyên cơ đã qua sử dụng có thể giúp giảm đáng kể chi phí ban đầu, với mức giá thường thấp hơn 20% đến 50% so với một mẫu chuyên cơ mới xuất xưởng. Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế về giá, chuyên cơ đã qua sử dụng cũng tiềm ẩn nhiều chi phí phát sinh.
Những chiếc chuyên cơ có tuổi đời cao có thể đòi hỏi bảo trì thường xuyên hơn, thay thế linh kiện cũ và nâng cấp hệ thống để đáp ứng các tiêu chuẩn hàng không hiện hành. Ngoài ra, mức tiêu thụ nhiên liệu cao hơn cũng có thể khiến chi phí vận hành gia tăng đáng kể.
Giải Pháp Tài Chính Cho Việc Sở Hữu Chuyên Cơ
Việc tài trợ vốn cho chuyên cơ thường yêu cầu khoản đặt cọc từ 10% đến 20% giá trị mua chuyên cơ, phần còn lại có thể được tài trợ với thời hạn lên đến 20 năm. Mức lãi suất dao động từ 6% đến 8% đối với những khách hàng có hồ sơ tín dụng tốt.
Giải pháp tài chính cũng bị chi phối nhiều tuỳ thuộc vào quyết định mua chuyên cơ mới hay đã qua sử dụng. Với chuyên cơ qua sử dụng dù chi phí cốt lõi có thể thấp hơn, đa phần yêu cầu thanh toán ngay đi kèm với các chi phí thuê chuyên gia tư vấn khám sức khoẻ máy bay, các sửa chữa hoặc nâng cấp cần làm, hoặc chi phí mua thêm gói bảo hành chính hãng. Với chuyên cơ mới việc có được một xuất để đặt mua máy bay thường đi cùng thời gian chờ đợi do dây chuyền sản xuất của các nhà máy đều được đặt hàng trước từ 2 tới 3 năm nên có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị các giải pháp tài chính
Chi Phí Vận Hành & Duy Trì Chuyên Cơ
Ngoài chi phí mua chuyên cơ, các chủ sở hữu còn cần tính toán đến các khoản chi phí vận hành và bảo trì lâu dài. Những khoản chi phí này thường bao gồm:
- Lệ phí đăng ký chuyên cơ
- Chứng nhận đủ điều kiện bay (Airworthiness Certification)
- Gia hạn giấy phép bay & kiểm tra y tế cho phi công
- Tuân thủ tiêu chuẩn về tiếng ồn và khí thải
- Bảo hiểm ngành hàng không
- Nâng cấp & cải tiến nội thất, công nghệ: Sở hữu chuyên cơ cũng đồng nghĩa với việc đầu tư vào các nâng cấp cần thiết để duy trì hiệu suất và giá trị lâu dài.
- Nâng cấp hệ thống điện tử hàng không (avionics)
- Cải tạo nội thất & tiện nghi cabin
- Nâng cấp động cơ & hiệu suất bay: Những cải tiến này có thể tiêu tốn hàng triệu USD trong vòng đời của chuyên cơ, nhưng chúng giúp nâng cao trải nghiệm bay cũng như tối ưu hóa giá trị tài sản.
Kiểm tra định kỳ hàng năm và phí phát sinh bảo trì sửa chữa:
Chi phí bảo trì hàng năm thường tương đương 5% – 10% giá trị chuyên cơ, bao gồm kiểm tra định kỳ, thay thế linh kiện hoặc sửa chữa đột xuất. Đối với những chuyên cơ lớn, chi phí bảo trì toàn diện có thể vượt 1 triệu USD mỗi năm.
Giấy phép quốc tế & quyền bay qua không phận các nước:
Mỗi chuyến bay đều phát sinh các khoản phí vận hành, bao gồm phí hạ cánh và bãi đỗ, dịch vụ mặt đất & tiếp nhiên liệu, phí điều hướng bay khi 1 số quốc gia thu phí khi các chuyên cơ bay qua không phận của họ, dịch vụ ăn uống cá nhân hoá trên chuyên cơ. Những khoản phí này có thể cộng dồn thành một khoản đáng kể, đặc biệt khi bay quốc tế.
Nhiên liệu & bến đỗ thường ngày:
Khoản phí dành cho nhà chứa (hangar) hoặc bãi đỗ chuyên cơ có thể khá đáng kể, đặc biệt tại các sân bay trung tâm hoặc khu vực đô thị lớn. Chi phí này dao động tùy theo vị trí, kích thước chuyên cơ và các tiện ích đi kèm, thường bắt đầu từ 30.000 USD/năm và có thể vượt quá 200.000 USD/năm đối với những địa điểm cao cấp. Nhiên liệu là một trong những khoản chi phí biến đổi lớn nhất khi vận hành chuyên cơ. Lượng tiêu thụ tùy thuộc vào kích thước chuyên cơ và hành trình bay.Ví dụ, một chuyên cơ cỡ trung có thể tiêu thụ 200 gallon nhiên liệu mỗi giờ, tương đương chi phí 520 – 600 USD mỗi lần tiếp nhiên liệu. Với tần suất bay cao, tổng chi phí nhiên liệu hàng năm có thể vượt quá 1 triệu USD.
Tiền lương phi hành đoàn & nhân viên mặt đất:
Mức lương của phi hành đoàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và loại chuyên cơ, dao động từ 85.000 USD đến 300.000 USD mỗi năm cho mỗi thành viên. Hầu hết các chuyên cơ yêu cầu hai phi công, cùng với tiếp viên hàng không trên các dòng chuyên cơ lớn. Thuê dịch vụ quản lý bay từ các công ty chuyên nghiệp như O2H2O có thể giúp tiết kiệm chi phí so với việc duy trì một phi hành đoàn riêng biệt.
Chi phí hành chính & Pháp lý:
Việc sở hữu chuyên cơ cũng đòi hỏi các dịch vụ hỗ trợ pháp lý và hành chính, chẳng hạn như quản lý hợp đồng & bảo hiểm, lập báo cáo tài chính, lập kế hoạch thuế & tuân thủ quy định hàng không. Chi phí cho những dịch vụ này có thể lên đến hàng chục nghìn USD mỗi năm, tùy vào mức độ phức tạp của hoạt động bay. Hiểu rõ những khoản đầu tư cần thiết không chỉ giúp chủ sở hữu đưa ra quyết định sáng suốt mà còn đảm bảo trải nghiệm bay luôn đạt đẳng cấp cao nhất.
Nhiều chủ sở hữu lựa chọn dịch vụ quản lý chuyên cơ để tối ưu hóa hoạt động vận hành. Các dịch vụ này bao gồm bảo hiểm đội bay, cung cấp nhiên liệu, bảo trì, nhân lực và hỗ trợ tài chính thông qua doanh thu từ dịch vụ thuê chuyến.
Phí dịch vụ quản lý thường vào khoảng 10% – 15% chi phí vận hành hàng năm, có thể lên tới hàng trăm nghìn USD đối với các dòng chuyên cơ cỡ lớn.
O2H2O Việt Nam cung cấp dịch vụ quản lý chuyên cơ, có khả năng hỗ trợ toàn diện trong việc tìm kiếm, thuê và quản lý các chuyến bay. Với kinh nghiệm dày dặn và mạng lưới kết nối với các thương hiệu máy bay hàng đầu thế giới, O2H2O mang đến tiêu chuẩn quốc tế trong việc quản lý chuyên cơ, giúp các chủ sở hữu tối ưu hóa mọi yếu tố liên quan đến việc vận hành chuyên cơ
Khi Nào Nên Mua Chuyên cơ Riêng?
Sở hữu một chuyên cơ riêng là khoản đầu tư lớn, mang lại nhiều lợi ích. Trước khi quyết định mua, hãy cùng chuyên gia xem xét các nhu cầu dưới đây:
- Tần suất bay: Nếu bạn bay khoảng 200 giờ mỗi năm, sở hữu chuyên cơ sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với thuê chuyến bay tư nhân.
- Riêng tư và bảo mật: Những cá nhân nổi tiếng hoặc tổ chức xử lý thông tin nhạy cảm sẽ được hưởng lợi từ sự bảo mật khi sở hữu chuyên cơ riêng.
- Tiết kiệm thời gian: Nếu lịch trình di chuyển cần sự linh hoạt cao và tránh những chậm trễ không đáng có, việc sở hữu chuyên cơgiúp tối ưu hóa thời gian di chuyển.
- Tiếp cận địa điểm hạn chế: Nếu bạn thường xuyên di chuyển đến các khu vực không có dịch vụ hàng không thương mại, chuyên criêng sẽ là lựa chọn phù hợp.
Những Giải pháp thay thế cho việc sở hữu máy bay chuyên cơ toàn phần
- Sở hữu theo hình thức phân quyền (Fractional Ownership): Nếu không muốn đầu tư toàn bộ vào một chuyên cơ riêng, Fractional Ownership là một giải pháp hợp lý. Với mô hình này, khách hàng mua một phần quyền sở hữu chuyên cơ và chia sẻ quyền sử dụng cùng những chủ nhân khác.
- Jet Card: Đây là một giải pháp tối ưu cho những ai bay thường xuyên nhưng chưa sẵn sàng sở hữu chuyên cơ riêng. Với Jet card, bạn có thể trả trước số giờ bay nhất định trên các chuyên cơ thuộc hệ thống, giúp kiểm soát chi phí và đảm bảo sự tiện lợi mà không cần lo lắng về vận hành hay bảo trì. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không tư nhân và mạng lưới kết nối vững chắc với các thương hiệu máy bay hàng đầu thế giới, O2H2O mang đến những giải pháp tối ưu cho khách hàng tìm kiếm sự sang trọng và tiện lợi trong hành trình bay. Dù bạn muốn sở hữu máy bay riêng, đầu tư vào Fractional Ownership, hay tận hưởng sự linh hoạt của Jet Card, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn và cá nhân hóa giải pháp phù hợp với nhu cầu của bạn.
O2H2O Việt Nam giúp bạn tận hưởng quyền sở hữu chuyên cơ với chi phí tối ưu và mang đến sự linh hoạt khi đặt chuyến bay theo lịch trình riêng của bạn. Với sự kết nối với mạng lưới chuyên cơ cao cấp toàn cầu, O2H2O Việt Nam cam kết mang lại dịch vụ khách hàng chuyên biệt, đảm bảo trải nghiệm hoàn hảo cho bạn trong mỗi chuyến bay.
Liên hệ ngay với O2H2O Việt Nam để khám phá những lựa chọn hàng không tư nhân tối ưu nhất, phù hợp với phong cách sống và nhu cầu di chuyển của bạn tại đây