Thành phố đáng sống bậc nhất thế giới – Melbourne tái định nghĩa xa xỉ dưới góc nhìn hạnh phúc & thịnh vượng lâu dài

Viết bởi Thanh Thuý Thái

Mar 27 2025

Được mệnh danh là “Nữ hoàng của miền Nam nước Úc”, Melbourne trong thập kỷ qua vẫn luôn mang vị thế dẫn đầu trong số những thành phố đáng sống nhất toàn cầu. Thủ phủ bang Victoria vươn mình trở thành điểm đến hiện đại trên bản đồ của các nhà sưu tầm bất động sản hạng sang khi tựu hội mọi nhân tố xa xỉ thực thụ của cuộc sống thời đại mới – môi trường sống chất lượng tạo nền tảng phát triển hạnh phúc, đầy đủ và vững bền của cư dân.

VIÊN NGỌC GIỮA LÒNG NƯỚC ÚC: MELBOURNE – XUẤT PHÁT ĐIỂM KHÁC BIỆT 

Melbourne, thủ phủ ngày nay của bang Victoria tựa như một viên ngọc quý nằm ở phía Nam của lục địa châu Úc, một đô thị đáng mơ ước của cư dân toàn cầu với tinh thần giao thoa giữa nhịp sống sôi động, hiện đại bậc nhất với vẻ đẹp cổ kính và thiên nhiên chan hòa bao quanh. Nhắc về Melbourne là gợi nhớ sâu xa về những biến động suốt chiều dài lịch sử của vùng đất này. Bản thân Melbourne là một bản hoà ca đa dạng giai điệu độc đáo đặc trưng của nước Úc: thành phố mang những cảm hứng mà chúng ta dường như đã nhìn thấy đâu đó ở các phần khác của thế giới, đồng thời có những vẻ đẹp văn hoá, thiên nhiên, con người mang tính đặc hữu chỉ có thể tìm thấy tại thủ phủ bang Victoria, guồng xoay phát triển không ngừng tiến lên và hướng đến giá trị vững bền tương lai.

Melbourne được sáng lập vào năm 1835 dưới thời trị vì của Vua William IV. Xét trên phương diện thời gian, thành phố Melbourne được thành lập muộn hơn so với các thủ phủ lâu đời nhất của nước Úc là Sydney và Hobart. Sydney là nơi đặt chân đầu tiên của Hạm đội Thứ nhất (First Fleet) do Thuyền trưởng Arthur Philip dẫn đầu, mang theo những người tù và binh lính từ Anh để lập thuộc địa đầu tiên của Anh tại Úc. Hobart là thành phố lâu đời thứ hai của Úc và là thủ phủ của bang Tasmania sau này.

Mặc dù được đặt trong bối cảnh chính phủ Anh quốc đổ bộ và chinh phục vùng đất Nam Bán cầu, Melbourne từ điểm khởi phát đã mang mục đích định cư khác biệt hơn. Thành phố này ra đời nhờ vào tinh thần kinh doanh và tầm nhìn xa của một số người định cư tự do từ Tasmania, nơi đất đai có thể sử dụng cho mục đích chăn thả gia súc đang trở nên quá tải;  và nhanh chóng phát triển thành một trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của nước Úc.

Vào đầu những năm 1800, các khu định cư người Anh đã bắt đầu mở rộng khắp lục địa Úc. Những người chăn nuôi gia súc từ Tasmania bắt đầu quan tâm đến vùng đất màu mỡ xung quanh vịnh Port Phillip, nơi sau này trở thành Melbourne. Các nhà thám hiểm và thương nhân tự do người Anh như John Batman và John Pascoe Fawkner là những người đầu tiên thực hiện các chuyến thám hiểm mục vụ đến với Port Phillip để khai khẩn vùng đất mới tiềm năng này. Trước khi người Anh đến, khu vực này là nơi sinh sống của thổ dân Wurundjeri, một phần của Bộ tộc Kulin. Họ đã sinh sống tại đây hàng ngàn năm với nền văn hóa săn bắt, hái lượm và có hệ thống quản lý đất đai riêng.

Năm 1835, tàu ‘Enterprize’ đã đi ngược dòng sông Yarra và neo đậu tại địa điểm mà Batman đã chọn trước đó là “nơi dành cho một ngôi làng”. Sau đó, đoàn của Fawkner đã lên bờ, dỡ hàng hóa và gia súc, rồi tiến hành dựng ngôi nhà đầu tiên của khu định cư.

Nhà báo tiên phong người Ireland, Edward Finn, sử dụng bút danh ‘Garryowen’, đã viết trong ‘Biên niên sử Melbourne thời kỳ đầu’ của mình vào năm 1888 rằng đã có nhiều tranh cãi về việc ai thực sự thành lập Melbourne. Tuy nhiên, Finn đã đi đến kết luận rằng “không phải Fawkner, mà là đoàn của Fawkner – năm người đàn ông, một người phụ nữ và con mèo của người phụ nữ – mới là những người sáng lập chân chính của đô thị lớn hiện nay”.

Thành phố được quy hoạch theo mô hình ô bàn cờ, lấy cảm hứng từ các thành phố châu Âu, giúp Melbourne có cơ sở hạ tầng hiện đại ngay từ đầu & khế ước bán đất đầu tiên được thiết lập giữa chính quyền do thống đốc Thống đốc New South Wales – Ngài Richard Bourke và các thương nhân.

Ban đầu, khu định cư mới thành lập này vốn dĩ không có tên cố định. Năm 1837, Thống đốc New South Wales, Ngài Richard Bourke, quyết định đặt tên chính thức cho khu định cư mới – Melbourne – để vinh danh William Lamb, Bá tước Melbourne (Lord Melbourne), lúc đó là Thủ tướng Anh. Các khu chợ đầu tiên được các Ủy viên thành lập tại địa điểm hiện tại của Nhà thờ St. Paul (cỏ khô và ngô), địa điểm Chợ phía Tây – hiện là Trung tâm Tương hỗ Quốc gia – (trái cây và nông sản nói chung) và góc đông bắc của Phố Elizabeth và Phố Victoria đối diện với địa điểm hiện tại của Chợ Nữ hoàng Victoria (gia súc). Một khu chợ cá sau đó được thành lập tại địa điểm hiện tại của ga xe lửa Phố Flinders.

Một trong những thành phố đầu tiên của nước Úc được nâng cấp vị thế theo sắc lệnh Hoàng gia – Chỉ vỏn vẹn năm năm sau khi thành lập, thị trấn Melbourne đã được nâng lên vị thế Thành phố theo Sắc lệnh của Nữ hoàng Victoria ban hành năm 1847. Hành động của hoàng gia này xuất phát từ mong muốn thành lập một giáo phận của Giáo hội Anh tại thị trấn. Vì việc thành lập một giáo phận đòi hỏi phải có vị thế của một thành phố, Melbourne đã được tôn vinh là một thành phố nhà thờ theo các sắc lệnh mà Nữ hoàng ban cho vị giám mục đầu tiên. Sắc lệnh Hoàng gia và Đạo luật của Cơ quan Lập pháp Thuộc địa được chấp thuận vào năm 1849 đã chính thức mở đường cho tên gọi và vị thế chính thức của Thành phố Melbourne mà thế giới biết đến ngày nay.

NỀN MÓNG ĐẦU TIÊN BIẾN MELBOURNE TRỞ THÀNH TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ QUAN TRỌNG CỦA ÚC 

Trong thế kỷ 19, đặc biệt là từ những năm 1850 đến 1890, Melbourne trải qua một giai đoạn bùng nổ đất đai, biến thủ phủ bang Victoria vươn lên trở thành một trong những thành phố giàu có nhất thế giới thời bấy giờ. Năm 1851, vàng được phát hiện tại Ballarat và Bendigo, chỉ cách Melbourne khoảng 100-150km. Điều này đã thu hút hàng trăm ngàn người từ khắp nơi trên thế giới từ Anh, Ireland, cho đến Trung Quốc, Mỹ, Đức… đổ về bang Victoria để tìm kiếm kim loại quý giá này. Cơn sốt vàng kéo theo dân số tăng nhanh và nhu cầu nhà ở, đất đai và phát triển cơ sở hạ tầng tăng vọt biến thúc đẩy Melbourne tiến xa đến vị thế là thành phố giàu có nhất nước Úc và là một trung tâm tài chính quan trọng của Đế quốc Anh ở Nam bán cầu. Các ngân hàng, công ty bảo hiểm, và sàn giao dịch chứng khoán được thành lập, tạo điều kiện cho dòng tiền đổ vào đầu tư bất động sản.

Tòa nhà APA, được xây dựng trong thời kỳ Bùng nổ cơn sốt vàng vào những năm 1880. Vào thời điểm đó, Melbourne là một trong những thành phố giàu có nhất thế giới.

Trong khi trước đây trong thành phố, các tòa nhà văn phòng ba hoặc bốn tầng là những tòa nhà cao nhất, thì hầu như chỉ sau một đêm, các tòa nhà tám và chín tầng đã được xây dựng nhờ vào doanh nghiệp tư nhân.  Viên đá nền móng của Nhà thờ St. Paul ở góc đường Flinders và Swanston được đặt vào năm 1880 và tòa nhà được thánh hiến vào đầu năm 1891. Tuyến cáp treo đầu tiên được mở vào năm 1885 và chạy từ góc đường Spencer và Flinders đến Richmond. Năm 1886, để cho phép kéo dài tuyến cáp treo đến đường Collins, Đài tưởng niệm Bourke và Wills đã được di dời khỏi góc đường Russell và Collins và chuyển đến đường Spring. Năm 1887, hơn 32 km (20 dặm) hệ thống cáp treo đã được xây dựng. Cầu Prince bắt qua con sông Yarra được xây dựng. Và năm 1890 chứng kiến ​​sự ra đời của một cây cầu đường bộ hướng ra biển dẫn ra khỏi thành phố – Cầu Queens hiện nay.

Cầu Queens theo dòng thời gian

Năm 1845, Hội đồng đã bổ nhiệm một Ủy ban Công trình Công cộng, báo cáo ba tháng sau đó rằng 400 gốc cây đã được nhổ khỏi các đường phố chính của thị trấn nhưng vẫn còn 1.000 gốc cây chưa được dọn sạch. Tuy nhiên, đến năm 1849, hầu hết các đường phố chính đã được trải nhựa, các lối đi bộ được rải sỏi và các trung tâm đường được rải kim loại. Một số đường phố đã được kẻ lề và làm rãnh thoát nước trong khi một số đại lộ thậm chí còn có một vài ngọn đèn dầu được đặt trên các cột gỗ. Năm 1850, Nhà thờ St. Patrick bắt đầu được xây dựng để thay thế cho công trình bằng gỗ nhỏ. 

Giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất đã chứng kiến ​​một số lượng lớn các công trình công cộng được xây dựng: Ga Flinders Street được hoàn thành, Tòa nhà hành chính của Hội đồng, Bưu điện Spencer Street và Tòa án thành phố, Bệnh viện Melbourne, sau này trở thành Bệnh viện Queen Victoria đã được xây dựng, nhanh chóng mở đường cho đô thị Melbourne hiện đại. 

Cảnh quan giao thoa giữa di sản và hiện đại, bao phủ là không gian xanh rộng khắp thành phố Melbourne.

Melbourne là một trong những thành phố được quy hoạch theo phong cách Anh quốc rõ nét nhất ngoài Vương quốc Anh. Ngay từ khi được thành lập vào năm 1835, Melbourne đã áp dụng mô hình “Hệ thống lưới ô bàn cờ” (Grid Plan) – một kiểu quy hoạch đô thị điển hình tại Anh vào thế kỷ 19, Melbourne mở rộng với mô hình “Garden Suburb” lấy cảm hứng từ các thị trấn nhỏ của Anh, nhiều khuôn viên công viên bố trí trong nội đô giống với thủ đô London như Royal Botanic Gardens, Carlton Gardens – nơi đặt tòa nhà Royal Exhibition Building (di sản UNESCO) hay  Fitzroy Gardens và Albert Park làm nên mảng xanh thiên nhiên rộng khắp cho dân cư.

Sau Thế chiến thứ hai, Úc thực hiện chính sách thu hút nhiều người nhập cư để phục hồi kinh tế. Những nhóm nhập cư lớn từ Hy Lạp và Ý, các cư dân đến từ đa dạng cường quốc Hà Lan, Đức, Ba Lan đến làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng, Người Việt đến định cư sau tạo nên một cộng đồng lớn tại vùng Footscray, Springvale.

Kể từ đó và đến nay trong vòng vỏn vẹn chưa đến 200 năm, Melbourne trên nền tảng kiến tạo vững chắc từ tầm nhìn của những cư dân đầu tiên, nền móng kiến thiết đô thị vững chãi thừa hưởng từ đế chế Anh Quốc dựng xây các viên gạch bền chắc đầu tiên cho thủ phủ lớn nhất nước Úc. Quan trọng không kém, những làn sóng di cư của nhiều thế hệ dân cư toàn cầu, lựa chọn nơi đây là điểm đến tiếp theo với tâm thế lạc quan, hướng đến cuộc sống tươi sáng ở vùng đất tiềm năng, trù phú  đã chuyển hoá khu định cư nhỏ lẻ ban đầu thành một thành phố hiện đại, xanh và đáng sống nhất nước Úc và xếp hàng đầu toàn thế giới.

THÀNH PHỐ ĐÁNG SỐNG CỦA THỜI ĐẠI MỚI

Năm 2024, có đến 02 thành phố nước Úc được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) – cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist. Melbourne một lần nữa giữ vững danh hiệu thành phố đáng sống nhất tại Úc,  xếp thứ 04 toàn cầu và Sydney ngay phía sau ở vị trí thứ 07. Nhìn rộng hơn, các thủ phủ của Úc đều dẫn đầu trong top 20 thành phố đáng sống nhất, theo thứ tự Adelaide (thứ 11), Perth (thứ 15) và Brisbane (thứ 16). 

Dù không sở hữu lịch sử bề thế lâu đời cho nền tảng phát triển dài hơi như các quốc gia Bắc Âu hay Tây Âu, vị thế của Melbourne trong thế kỷ mới minh chứng cho bước tiến vượt bậc không ngừng của đô thị – phát triển nhanh chóng song hành với mục tiêu bền vững, toàn diện hướng đến các tiêu chí của thời đại mới, đó là Sự ổn định (Stability) đảm bảo an ninh trật tự xã hội, chất lượng Chăm sóc sức khỏe (Healthcare), chú trọng phát triển đa dạng, tự do Văn hóa và môi trường sống (Culture & Environment), tập trung phát triển Giáo dục (Education), đảm bảo hệ thống Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) hiện đại, tối ưu và bền vững.

Bảng xếp hạng các thành phố đáng sống nhất thế giới 2024

Chính sách phát triển đô thị & Tầm nhìn về tương lai

Quy hoạch theo phong cách Anh đã giúp Melbourne phát triển thành một thành phố hiện đại, xanh và đáng sống. Hoddle Grid, các khu ngoại ô kiểu Garden Suburb và hệ thống công viên đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Melbourne. 

Mô hình quy hoạch Hoddle Grid đến thời điểm hiện tại vẫn là xương sống của thành phố Melbourne ngày nay với những con đường rộng rãi, vuông góc giúp giao thông mạch lạc, dễ thích nghi với các phương tiện hiện đại như xe hơi, xe điện. Khu trung tâm thành phố (CBD – Central Business District) được chia thành hình chữ nhật rộng 1.6 km x 0.8 km, gồm các con đường rộng và thẳng cắt nhau vuông góc. Các tuyến đường huyết mạch 30m rộng hơn tiêu chuẩn, giúp lưu thông dễ dàng hơn. Flinders Street, Collins Street, Bourke Street, Swanston Street hình thành trục thương mại chính cho đến Spring Street, King Street, Elizabeth Street tạo khung cho khu trung tâm. 

Góc toàn cảnh cho thấy quy hoạch chuẩn mực Hoddle Grid của Melbourne

Melbourne là một trong những thành phố hiếm hoi có thể kết hợp hài hòa di sản lịch sử và sự phát triển hiện đại. Từ những dãy nhà cổ mang phong cách Victoria đến những tòa nhà chọc trời sáng tạo, Melbourne đã chứng minh rằng quy hoạch đô thị có thể vừa bảo tồn quá khứ, vừa hướng tới tương lai. Chính sách Heritage Victoria được ban hành giúp kiểm soát nghiêm ngặt các công trình có giá trị lịch sử, hạn chế tối đa việc phá dỡ không hợp lý. Đồng thời các dự án xây dựng mới trong khu vực di sản phải tuân thủ quy chuẩn về chiều cao, thiết kế mặt tiền và hài hòa với cảnh quan xung quanh.

“A great place to be” – Kiến thiết đô thị mới bền vững bằng cách bảo vệ địa điểm di sản, bản sắc văn hoá đô thị là một trong 09 phương hướng chính của Đề án Quy hoạch Melbourne 2030  Melbourne không chọn cách xóa bỏ quá khứ để phát triển, mà thay vào đó, thành phố tìm cách đồng tồn tại giữa kiến trúc cũ và mới.

Cảnh quan Federation Square và Flinders Street, Phố mua sắm hiện đại Bourke Street Mall  vẫn giữ nguyên kiến trúc các tòa nhà di sản từ thế kỷ 19.

Những đường chân trời mới tại thủ phủ Melbourne, cơ hội sưu tầm nhà ở cho thế hệ tiếp theo

Trong bối cảnh thực tại và hướng tầm nhìn về tương lai, mục tiêu mũi nhọn của thủ phủ bang Victoria là tiếp tục củng cố “tính đáng sống” (liveability) của những khu vực được xây dựng và tập trung vào quá trình biến đổi mới của những địa điểm chiến lược được quy hoạch lại /tái xây dựng (strategic redevelopment sites) chẳng hạn như các trung tâm hoạt động (activity centres) và các khu vực chưa phát triển. Vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường được gắn kết trong Chính sách Melbourne 2030 đề xuất cái nhìn tổng quan ở cấp độ cao (high-level overview) về những phương hướng sẽ được áp dụng tại vùng đô thị Melbourne với mục tiêu đó là quản lý sự tăng trưởng trong tương lai, quá trình sử dụng đất và đầu tư cơ sở hạ tầng. 

Quy hoạch đô thị của Melbourne đang hướng tới việc đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng và phát triển bền vững. Các chính sách hiện tại tập trung vào việc tăng cường mật độ dân cư gần các trung tâm giao thông công cộng, đồng thời chú trọng đến yếu tố bền vững và chất lượng cuộc sống. Mô hình Activity Centre trong kế hoạch Melbourne 2050 hạn chế mở rộng đô thị tràn lan, tạo không gian sống tiện nghi cho cộng đồng cư dân gần với các trung tâm dịch vụ và phương tiện giao thông công cộng, qua đó giảm thiểu tác động đáng kể  đến môi trường. 

Bản đồ quy hoạch 25 điểm trung tâm mới tập trung các tiện nghi của thành phố Melbourne

Thủ hiến đương nhiệm của bang Victoria – Bà Jacinta Allan đã công bố kế hoạch tái phân vùng 50 khu vực nội thành để cho phép xây dựng các tòa nhà cao tầng và tăng mật độ nhà ở xung quanh các ga tàu và trạm xe điện. Chính sách này hướng tới việc đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng đồng thời đảm bảo chất lượng và phương hướng phát triển bền vững đã được đề ra. Các khu vực được chọn dựa trên tiệm cận trên các tuyến giao thông công cộng, dễ dàng tiếp cận với cơ hội việc làm và cơ sở dịch vụ phục vụ nhu cầu cuộc sống, trường học v.v… trong đó bao gồm các vùng ngoại ô giàu có được hoạch định như Prahran, South Yarra và Windsor. Tuy nhiên, kế hoạch này đã gặp phải sự phản đối từ cư dân địa phương, lo ngại về việc thay đổi đặc trưng khu vực và sự xuất hiện của các tòa nhà cao tầng. Chính quyền đã nhấn mạnh rằng sẽ có sự tham vấn cộng đồng để tinh chỉnh các kế hoạch này. 

Song song với phát triển các không gian sống mới,  Bảo vệ các khu vực không gian mở được gọi là “green wedges” (nêm xanh) giữa các khu vực được xác định bởi ranh giới tăng trưởng đô thị khỏi sự phát triển. Melbourne đang dẫn đầu trong việc phát triển các chính sách bảo vệ không gian xanh, giúp thành phố giữ vững danh hiệu thành phố đáng sống nhất thế giới. 

Công viên trên cao Melbourne SkyPark giúp giảm hiệu ứng đảo nhiệt, Toà nhà Green Spine Project tại khu vực Southbank.

Từ những chương đầu tiên mở ra trong lịch sử thành lập đô thị, cảnh sắc thị trấn Melbourne đã gắn liền với thiên nhiên và các mảng không gian tươi xanh. Từ những năm 1800, những công viên xanh Royal Botanic Gardens – một trong những vườn thực vật quan trọng nhất nước Úc với 8500 loài từ khắp nơi trên thế giới, công viên lớn nhất nội đô Royal Park bảo tồn hệ sinh thái cây bụi bản địa, Carlton Gardens, Fitzroy Gardens mang dấu ấn thiết kế châu Âu mang đến vẻ đẹp cảnh quan sinh sống chan hoà cho người dân Melbourne vốn chưa bao giờ tách rời với thiên nhiên. Những khuôn viên xanh này mang giá trị lịch sử sâu sắc đóng vai trò như lá phổi cho đô thị hiện đại, bảo đảm môi trường sống trong lành cho người dân Melbourne qua nhiều thế hệ.

Một Melbourne mà tất cả chúng ta yêu mến, đô thị với những đường lối kiến trúc cổ kính đan xen hiện đại hay chiến lược tái thiết vùng nội khu với những khu đô thị sang trọng bậc nhất, ở đó không gian xanh vẫn là ưu tiên, một yếu tố then chốt quyết định chất lượng sống cao cấp thực thụ. 

Công viên ROYAL BOTANIC GARDENS tại khu vực SOUTH YARRA

Chính quyền thành phố đã triển khai nhiều chiến lược nhằm bảo vệ và mở rộng các mảng xanh, đáng chú ý là Melbourne Urban Forest Strategy đặt mục tiêu tăng độ che phủ cây xanh từ 22% lên 40% vào năm 2040. Open Space Strategy yêu cầu dành ít nhất 20% diện tích trong các dự án phát triển đô thị cho không gian xanh, đồng thời mở rộng các công viên như Royal Park và Flagstaff Gardens. Song song đó khuyến khích tích hợp vườn treo, mái xanh vào kiến trúc đô thị, giúp giảm hiệu ứng đảo nhiệt và cải thiện chất lượng không khí. Với những nỗ lực này, Melbourne không chỉ giữ vững danh hiệu thành phố đáng sống mà còn hướng tới một đô thị bền vững và hài hòa với thiên nhiên.

Một chiều dài văn minh lịch sử tách biệt với các phần còn lại của thế giới ít nhất 65.000 năm, loạt biến động dưới thời kỳ các nhà thám hiểm và đế chế Anh đặt chân đến và đi qua sự tôi rèn giữa hai cuộc Thế chiến đã định hình nên một lối sống khác biệt ngay tại vùng đất Nam Bán Cầu. Một lối sống, phong thái tựu hội từ nhiều nền văn hoá khác nhau và chất riêng của văn hoá bản địa – làm nên tính độc đáo, có một không hai của cộng đồng Úc nói chung, và Melbourne nói riêng. 

Sống giao hòa với thiên nhiên & Chú trọng đến hoạt động rèn luyện thể chất 

Melbourne có truyền thống thể thao từ thế kỷ 19, khi người Anh mang cricket và bóng đá kiểu Úc (AFL) đến đây. Người Melbourne không chỉ xem thể thao mà còn gắn bó với nó qua truyền thống gia đình. Các CLB bóng đá kiểu Úc như Collingwood, Richmond, Carlton có cộng đồng người hâm mộ lớn qua nhiều thế hệ.

Bóng đá kiểu Úc (AFL – Australian Rules Football) là một thể thao số một tại Melbourne được cho là bắt nguồn từ bộ môn thể thao của người Úc bản địa.

Với khí hậu ôn hòa được thiên nhiên hậu thuẫn, thuận lợi cho các hoạt động thể thao ngoài trời quanh năm cùng hệ thống công viên rộng lớn,  bờ biển đẹp, đường chạy bộ và các khu vực thể thao công cộng phong phú tạo đòn bẩy khiến thể thao trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của Melbourne. Thành phố từ lâu đã là thủ phủ đăng cai nhiều sự kiện lớn và sở hữu một cộng đồng yêu thích các bộ môn thiên hướng thể chất, từ bóng đá kiểu Úc đến quần vợt, đua xe F1 và các hoạt động ngoài trời. 

Cách Melbourne không xa là các khu trượt tuyết sang trọng bậc nhất nước Úc như Falls Creek, Mount Hotham, Mount Buller.

Dù là một thành phố hiện đại và sôi động, Melbourne vẫn mang đến nhiều không gian xanh và cơ hội tận hưởng thiên nhiên một cách chân thực và gần gũi. Thiên nhiên tại Melbourne ngoài gắn liền với các hoạt động thể chất còn là chuyến du ngoạn đến với thế giới rộng lớn, hoang sơ với đa dạng hệ động vật hoang dã.

Sống gần gũi với thế giới thiên nhiên qua các trải nghiệm độc đáo tại Melbourne: ngắm chim cánh cụt tại Port Phillip trở về tổ sau một ngày kiếm ăn trên biển & ngắm cá voi dọc theo đảo Phillip Island.

Nét cân bằng, nguyên bản và bền vững ẩn trong văn hoá ẩm thực Melbourne

Đảo quốc tách biệt với hệ sinh thái phong phú từ đường bờ biển dài tuyệt đẹp đến các vùng thảo nguyên rộng lớn đã làm nên nền ẩm thực kết hợp giữa tinh hoa của thế giới thiên nhiên, nguyên liệu tươi sạch, hữu cơ và theo mùa đậm tính bản địa. Đồng thời cũng định hình nên một cộng đồng quan tâm và ưa chuộng thực phẩm sạch, chất lượng cao, hương vị nguyên bản đề cao giá trị sức khỏe ngay từ trong các bữa ăn thường nhật.

Người dân Melbourne có một nền văn hóa thưởng thức ẩm thực đa dạng các nền văn hoá, nơi sự kết hợp giữa nguyên liệu tươi ngon, rượu vang hảo hạng và cà phê chất lượng cao tạo nên trải nghiệm ẩm thực đặc sắc. Từ những nhà hàng fine dining đến các quán brunch và chợ địa phương, mỗi món ăn ở Melbourne đều phản ánh sự trân trọng đối với nguồn thực phẩm sạch và tự nhiên, và chú trọng đến phát triển bền vững theo các mô hình trang trại hữu cơ.

Chợ Prahran là một trong những khu chợ thực phẩm lâu đời và nổi tiếng nhất Melbourne, được mệnh danh là “ngôi nhà của thực phẩm tươi ngon”, điểm đến yêu thích của người sành ăn và các đầu bếp địa phương.

 

Brunch tại Melbourne không chỉ đơn thuần là một bữa lỡ mà đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng, phản ánh lối sống thoải mái, chú trọng đến chất lượng thực phẩm và trải nghiệm xã hội.

Với sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa cà phê và ẩm thực sáng tạo, Melbourne được xem là một trong những “thủ đô brunch của thế giới” . Bên cạnh đó, Melbourne còn được mệnh danh là “thủ đô cà phê” của thế giới, nơi mà mỗi tách Flat White hay Espresso không chỉ là một thức uống mà còn là một nghệ thuật. Người dân Melbourne tận hưởng từng hương vị, biến mỗi bữa ăn thành một hành trình khám phá đầy cảm hứng.

 

Thưởng thức rượu vang tại Melbourne không chỉ là một thói quen mà còn là một nghệ thuật tinh tế, gắn liền với phong cách sống của người dân nơi đây.

Rượu vang là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người dân nơi đây, đặc biệt là các loại Pinot Noir hay Chardonnay từ các vườn nho danh tiếng. Với vị trí gần các vùng rượu vang danh tiếng như Yarra Valley và Mornington Peninsula, Melbourne mang đến những chai rượu vang hảo hạng, đặc biệt là Pinot Noir, Chardonnay và Shiraz. Người dân thường kết hợp rượu vang với các món ăn từ nông sản tươi sạch, tạo nên những bữa ăn đầy hương vị và cân bằng. 

SƯU TẦM BẤT ĐỘNG SẢN CAO CẤP TẠI THÀNH PHỐ ĐÁNG SỐNG BẬC NHẤT

Thị trường bất động sản Úc hấp dẫn bậc nhất thế giới nhờ nền kinh tế ổn định, pháp lý minh bạch và chất lượng sống cao. Trong những năm qua, nhà ở Úc liên tục tăng giá do nhu cầu mạnh mẽ từ người mua trong nước và quốc tế. Năm 2024, bất động sản Úc đã đạt mức cao nhất lịch sử. Vì vậy, mới đây Chính phủ Úc đã ban hành lệnh tạm cấm người nước ngoài sở hữu bất động sản Úc 2025.

Giá nhà tại Úc được dự báo vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Các khu vực như Perth, South East Queensland và Adelaide vẫn giữ được sức hút, Sydney và Melbourne chậm lại và gần như không thay đổi.  (Nguồn: The Property Outlook Report 2025)

Giá nhà tại Melbourne được giữ ổn định trong năm 2025 là thời điểm vàng để các nhà sưu tầm bất động sản nhanh chóng tiếp cận và sở hữu cơ ngơi tại thủ phủ bang Victoria. Một trong những thành phố đáng sống bởi các nhịp sống ổn định, quy hoạch và phát triển thông minh, bền vững hướng đến giá trị hạnh phúc và thịnh vượng của con người trong dài lâu tạo nên sức hút lớn với cộng đồng sưu tầm bất động sản quốc tế với tầm nhìn cho các thế hệ tiếp theo du học, đầu tư và gìn giữ làm tài sản truyền đời.

Theo quy định của Chính phủ, nhà sưu tầm quốc tế vẫn có thể mua nhà ở mới, các dự án phát triển mới. Quá trình này vừa đòi hỏi việc theo dõi sát sao các quy định, cập nhật mới nhất từ Chính phủ Úc, bên cạnh đó các dự án “off-the-plan” mang đặc thù là nguồn thông tin cực kỳ hạn chế để các nhà sưu tầm có thể tìm hiểu, tiếp cận và đưa ra lựa chọn phù hợp. Cần nhấn mạnh rằng trong phân khúc bất động sản hạng sang tại Úc nói chung và Melbourne nói riêng – số lượng căn hộ, nhà ở càng hạn chế hơn, nguồn thông tin càng được bảo mật và gần như được các nhà phát triển tiếp cận trực tiếp đến khách hàng tiềm năng thực sự. 

The Globetrotter tự hào là đối tác chiến lược của Christie’s International Real Estate tại Việt Nam và chuyên gia bất động sản uy tín, lâu đời tại thị trường Úc. Sự cộng tác chuyên nghiệp, chặt chẽ của The Globetrotter với mạng lưới đối tác hàng đầu trên thế giới mang đến dịch vụ tư vấn, hỗ trợ chuyên nghiệp cho khách hàng trong quá trình tìm kiếm và mong muốn sở hữu ngôi nhà lý tưởng tại thị trường khó tiếp cận như Melbourne, các điểm đến hấp dẫn khác tại nước Úc và rộng khắp toàn cầu. 

Tháng 4 này, một dự án đặc biệt tại Melbourne sẽ được ra mắt qua buổi gặp gỡ chia sẻ trực tiếp từ “Nhà phát triển bất động sản cao cấp hàng đầu tại Úc” và “dự án cao cấp của họ tại khu vực sang trọng bậc nhất nước Úc, South Yarra – Melbourne”. Dự án tại thành phố đáng sống nhất nước Úc dự kiến có mức giá khởi điểm từ 650.000 USD được mở bán đến cả các khách hàng chưa sở hữu quốc tịch Úc — một cơ hội hiếm hoi để tiếp cận thị trường bất động sản đầy tiềm năng mà không phải lúc nào cũng sẵn có. 

Đăng ký và tìm hiểu thêm thông tin chi tiết sự kiện tại: https://bysassy.com/hoi-thao-suu-tam-du-an-bat-dong-san-melbourne/

Văn phòng The Globetrotter tại Khách sạn Hilton, 11 Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Bài viết trên BYSASSY.

———-

The Globetrotter

Hilton Saigon Hotel, 11 Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: (+84) 287 300 7786

Email: welcome@theglobetrotter.vn

CHIA SẺ BÀI VIẾT