
Úc – Điểm đến xa xỉ tĩnh lặng mới của các nhà sưu tầm Bất Động Sản
Dù là với mục đích di trú, đầu tư hay sưu tầm, các Bất Động Sản ở Úc vẫn luôn được săn đón nồng nhiệt dù cho số lượng khan hiếm. Cùng The Globetrotter tìm hiểu vì sao Úc lại là một đất nước mang trong mình sự tĩnh lặng xa xỉ và vô cùng đáng để quan tâm trong bài viết dưới đây.
NƯỚC ÚC -VIỄN NAM HOANG DÃ ĐẦY KHO BÁU
Ảnh: Terra Australis Incognita (vùng đất phía Nam chưa biết), là tấm bản đồ đầu tiên vẽ nước Úc
Nước Úc, một vùng đất rộng lớn từng được gọi là Terra Australis Incognita—vùng đất phương Nam chưa được biết đến—đã trải qua nhiều biến đổi sâu sắc từ khi người châu Âu lần đầu đặt chân đến vào cuối thế kỷ 18. Trước đó, đây là quê hương của các cộng đồng Thổ dân Úc (Aboriginal Australians) và Người dân đảo Torres Strait (Torres Strait Islanders)—hai nhóm dân bản địa chính đã sinh sống trên lục địa này hơn 60.000 năm, với tín ngưỡng gắn liền với thiên nhiên và đất trời.
Ảnh: James Cook, vị thống đốc dẫn dắt cuộc đổ bộ lên Châu Úc
Vào năm 1770 khi nhà thám hiểm người Anh, James Cook, trong hành trình trên con tàu Endeavour, đã đặt chân lên bờ biển phía Đông Úc và tuyên bố chủ quyền vùng đất này cho Vương quốc Anh. Nhận thấy tiềm năng khai thác, đến năm 1788, Anh quyết định thiết lập một thuộc địa hình sự tại đây. Hạm đội Thứ Nhất, dẫn dắt bởi Thống đốc Arthur Phillip, cập bến vịnh Botany trước khi chọn cảng Jackson—nay là Sydney—làm nơi định cư đầu tiên.
Úc dần phát triển thành một vùng đất nông nghiệp và thương mại quan trọng. Đặc biệt, dưới thời Thống đốc Lachlan Macquarie (1810–1821), Úc có những chuyển đổi mang tính nền tảng. Ông là người thúc đẩy việc quy hoạch đô thị, cải thiện cơ sở hạ tầng và khuyến khích những cựu tù nhân tái hòa nhập xã hội bằng cách cấp đất và hỗ trợ phát triển kinh tế. Những chính sách này giúp Úc chuyển từ một thuộc địa hình sự sang một xã hội có tổ chức, đặt nền móng cho sự phát triển sau này.
Giữa thế kỷ 19, cơn sốt vàng tại Victoria và New South Wales đã tạo ra bước ngoặt lớn, thu hút hàng trăm nghìn người nhập cư từ châu Âu, Trung Quốc và nhiều nơi khác trên thế giới. Dòng người ồ ạt đổ về không chỉ thúc đẩy nền kinh tế mà còn làm dấy lên nhiều mâu thuẫn xã hội, dẫn đến các cuộc xung đột như cuộc nổi dậy Eureka Stockade (1854), một trong những sự kiện khởi nguồn cho phong trào dân chủ ở Úc.
Ảnh: “Swearing Allegiance to the Southern Cross” là một bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Charles Doudiet, mô tả khoảnh khắc những người đào vàng tại Ballarat tuyên thệ dưới cờ Eureka (Eureka Flag) vào ngày 29 tháng 11 năm 1854.
THỐNG NHẤT, ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO CHO CHÂU ÚC:
Cuối thế kỷ 19, ý tưởng hợp nhất các thuộc địa Úc thành một quốc gia thống nhất ngày càng mạnh mẽ. Những chính trị gia như Sir Henry Parkes và Edmund Barton đã dẫn đầu Phong trào Liên bang Úc (Federation Movement), vận động cho một chính quyền chung thay vì các thuộc địa riêng lẻ. Kết quả là vào ngày 1/1/1901, Khối Thịnh vượng chung Úc (Commonwealth of Australia) chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử đất nước.
Sau Thế chiến II, dưới thời Thủ tướng Gough Whitlam và Malcolm Fraser, Úc bắt đầu từ bỏ chính sách “White Australia” vốn hạn chế người nhập cư ngoài châu Âu. Chính sách mới mở cửa đón nhận người dân từ châu Á, Trung Đông và châu Phi, giúp Úc trở thành một trong những quốc gia đa văn hóa nhất thế giới. Cùng lúc đó, nhận thức về quyền lợi của người bản địa ngày càng được đề cao, dẫn đến những cải cách quan trọng như Đạo luật Công nhận Đất đai Bản địa (Native Title Act 1993), thể hiện sự hòa nhập văn hóa bản địa vào xã hội hiện đại.
Tuy vậy, làn sóng di cư ồ ạt không chỉ mang đến cơ hội mà còn kéo theo xung đột xã hội, buộc người dân Úc phải học cách thích nghi và đoàn kết. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, những người lính ANZAC đã thể hiện lòng dũng cảm phi thường trên chiến trường Gallipoli và Tây Âu, để rồi tinh thần “mateship” (tình đồng đội) trở thành niềm tự hào dân tộc. Trong đó phải kể đến câu chuyện của về John Simpson Kirkpatrick và chú lừa của anh là một trong những biểu tượng đẹp nhất về mateship của người Úc. Là một lính cứu thương thuộc Lực lượng Viễn chinh ANZAC trong Chiến dịch Gallipoli năm 1915, Simpson đã dũng cảm đưa những người lính bị thương ra khỏi chiến trường dưới làn đạn kẻ thù bằng cách sử dụng một con lừa để vận chuyển họ đến nơi an toàn.
Ảnh: Tượng Simpson và Chú Lừa: Biểu Tượng của Tình Đồng Đội trong Lịch Sử Úc.
Ngay sau khi đặt chân lên Anzac Cove vào tháng 4 năm 1915, Simpson phát hiện ra rằng việc dùng lừa có thể giúp anh di chuyển những người bị thương nhanh hơn. Bất chấp nguy hiểm, anh kiên trì thực hiện nhiệm vụ suốt ngày đêm, đưa hàng chục binh sĩ về tuyến sau để điều trị. Các đồng đội nhớ đến anh như một người không biết sợ hãi, luôn sẵn sàng hy sinh vì người khác mà không màng đến bản thân.
Chỉ trong 24 ngày, Simpson đã cứu được vô số sinh mạng trước khi hy sinh trên chiến trường. Dù cuộc đời anh ngắn ngủi, nhưng tinh thần của anh—sự can đảm, lòng nhân ái và tinh thần “no worries” của người Úc—vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Câu chuyện của Simpson và chú lừa đã trở thành huyền thoại, tượng trưng cho lòng nhân đạo và sự đoàn kết không gì lay chuyển của những người lính ANZAC.
Ngay cả khi đối mặt với thiên tai khắc nghiệt—những trận hạn hán kéo dài, cháy rừng tàn khốc hay lũ lụt dữ dội—người Úc vẫn không mất đi sự lạc quan. Thay vì than phiền, họ chọn cách thích nghi, tái thiết và tiếp tục tiến về phía trước. Có lẽ chính vì đã từng trải qua quá nhiều thử thách mà họ học được cách đón nhận cuộc sống một cách nhẹ nhàng, luôn vững chãi—không phải vì họ không quan tâm, mà vì họ tin rằng luôn có cách để vượt qua mọi khó khăn. Hơn ai hết, người Úc trân trọng sự thanh bình và tĩnh lặng vì đây là điều hàng thế hệ dân cư nơi đây đã rất cố gắng đấu tranh để có được.
Ảnh: 1 áp phích quảng cáo trong chiến dịch “There’s Nothing Like Australia”: philAUsophy
Tinh thần “no worries” của người Úc không chỉ là một câu cửa miệng, mà còn phản ánh cách họ sống—thoải mái, lạc quan và ít bị áp lực. Môi trường đa văn hóa với nhiều làn sóng di trú đã tạo nên một xã hội cởi mở, hòa đồng và đề cao sự giản dị. Lịch sử nước Úc, từ thời khai hoang khắc nghiệt đến giai đoạn phát triển bền vững, cũng rèn giũa tinh thần lạc quan, linh hoạt và thích ứng trước mọi hoàn cảnh. Sự hòa quyện giữa thiên nhiên, con người và lịch sử đã định hình nên một nước Úc với tinh thần đặc trưng—nơi con người biết tận hưởng từng khoảnh khắc và không quá lo lắng về những điều ngoài tầm kiểm soát.
ÚC – SỰ XA XỈ THANH BÌNH TĨNH LẶNG:
Trong bối cảnh hiện đại, ngày càng nhiều người tìm kiếm sự bình yên và tĩnh lặng, thay vì chạy theo những xu hướng ồn ào, náo nhiệt. Mặc dù làn sóng “Quiet Luxury” không còn bùng nổ như giai đoạn hậu Covid, nhưng phong cách sống này vẫn giữ được sức hút mạnh mẽ đối với một nhóm khách hàng nhất định – những người đề cao sự tinh tế, chất lượng và sự thư thái trong từng trải nghiệm sống.
Chính vì thế, những điểm đến mang lại sự cân bằng giữa thiên nhiên trong lành và nhịp sống đô thị trở thành lựa chọn lý tưởng, và Úc – đặc biệt là Melbourne – đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên bản đồ bất động sản cao cấp bởi đặc tính chan hòa giữa thiên nhiên và phong cách sống nhẹ nhàng, “chữa lành” của mình.
Melbourne nổi bật với một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới, đồng thời là một đô thị được quy hoạch bài bản, tạo nên sự cân bằng giữa thiên nhiên và hiện đại. Theo The Economist Intelligence Unit (EIU), thành phố này liên tục nằm trong danh sách những thành phố đáng sống nhất thế giới, nhờ vào chất lượng không khí, hệ thống giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng vượt trội.
Bên cạnh đó, nhịp sống ở Melbourne cho phép con người tận hưởng sự thư thái, chậm rãi mà không mất đi tính kết nối với thế giới năng động. Thành phố sở hữu nhiều công viên xanh rộng lớn như Royal Botanic Gardens, những bờ biển trong lành chỉ cách trung tâm một quãng đường ngắn, cùng các khu dân cư yên tĩnh nhưng vẫn gần kề trung tâm tài chính và nghệ thuật. Đây là nơi những giá trị sống bền vững, sự sang trọng tinh tế và không gian sống thư thái hòa quyện một cách tự nhiên, mang đến trải nghiệm “Quiet Luxury” đúng nghĩa.
Ảnh: Royal Botanical Garden (Melbourne Park) góc nhìn từ trên cao, cho thấy quy hoạch và độ phủ xanh rộng lớn của một trong những công viên độc đáo nhất nước Úc
SỐNG GIAO THOA GIỮA THIÊN NHIÊN NGUYÊN BẢN VÀ ĐÔ THỊ NHỘN NHỊP
Melbourne không chạy theo mô hình “rừng bê tông” như nhiều siêu đô thị khác. Quy hoạch của thành phố được xây dựng trên nguyên tắc cân bằng giữa con người và môi trường, nơi các tòa nhà cao tầng không lấn át mà hòa quyện với không gian xanh và di sản kiến trúc lâu đời. Điều này không chỉ xuất phát từ sự tôn trọng lịch sử, mà còn phản ánh triết lý sống của người Úc—đề cao sự thoải mái, ánh sáng tự nhiên và chất lượng sống hơn là những công trình đồ sộ. Các quy định khắt khe về chiều cao của tòa nhà giúp bảo vệ ánh sáng mặt trời cho công viên, quảng trường công cộng và những con phố cổ kính. Điều này nằm trong Quy hoạch Đô thị Melbourne (Melbourne Planning Scheme), một trong những chính sách quan trọng giúp duy trì không gian sống lý tưởng cho cư dân.
Ảnh: Melbourne buổi xế chiều, có thể dễ dàng nhận ra các tòa nhà cao tầng tại Melbourne có chiều cao khá khiêm tốn thay vì “chọc trời” như những đô thị sầm uất khác.
Không gian rộng lớn cũng giúp Melbourne mở rộng theo chiều ngang thay vì bị bó buộc vào những tòa tháp chọc trời. Những khu vực mới được phát triển với sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và thiên nhiên, đảm bảo thành phố luôn giữ được bầu không khí thoáng đãng, không gian sống chất lượng. Chính vì vậy, dù là một trung tâm tài chính và văn hóa quan trọng, Melbourne vẫn giữ được bản sắc riêng—một thành phố không chỉ để làm việc, mà còn để sống, thư giãn và tận hưởng từng khoảnh khắc.
Chính vì vậy, khi đến Melbourne, người ta không chỉ ấn tượng bởi những khu trung tâm sôi động mà còn bởi những điểm đến thiên nhiên và văn hóa đậm chất Úc. Royal Botanic Gardens, chẳng hạn, là một ốc đảo xanh giữa lòng thành phố, nơi người dân tìm đến để thư giãn, đi dạo hay tận hưởng những buổi picnic giữa khung cảnh cây cỏ và hồ nước yên bình. Không xa đó, Yarra River uốn lượn như một dòng chảy lịch sử, kết nối thành phố với thiên nhiên, nơi du khách có thể tản bộ dọc bờ sông hoặc ngồi thưởng thức cà phê trong những quán ven bờ.
Ảnh: 4 điểm đến chan hoà thiên nhiên với đô thị “phải” ghé khi đến Melbourne
Nếu muốn trải nghiệm một Melbourne mang vẻ đẹp tự nhiên nhưng không kém phần ngoạn mục, Dandenong Ranges sẽ là điểm đến lý tưởng. Nằm ngay ngoại ô thành phố, khu rừng này mang đến những con đường mòn phủ bóng cây cổ thụ, không khí trong lành và cảnh quan hùng vĩ, đặc biệt là khi nhìn xuống thung lũng từ độ cao lý tưởng. Và để có một góc nhìn toàn cảnh về thành phố, không gì tuyệt vời hơn việc đặt chân lên Brighton Beach, nơi những căn nhà tắm đầy sắc màu xếp hàng dọc bãi cát vàng mịn, đối diện với đại dương xanh thẳm—một biểu tượng đặc trưng của Melbourne, thể hiện tinh thần phóng khoáng và yêu thiên nhiên của người dân nơi đây.
BẤT ĐỘNG SẢN ÚC HIỆN TẠI
Melbourne từ lâu đã nổi tiếng với hệ thống quy hoạch đô thị bài bản, nơi các con đường và khu dân cư được xây dựng theo mô hình “bàn cờ” giúp thành phố phát triển hài hòa và có trật tự. Nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư sành sỏi đã chọn Úc trở thành một nơi lập nghiệp đầy triển vọng, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến khoáng sản và nông sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị trường bất động sản tại đây đang trải qua nhiều biến động, đặc biệt là tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà ở có sẵn để mua lại.
Nguyên nhân chính đến từ sự gia tăng dân số nhanh chóng, phần lớn là do làn sóng nhập cư mạnh mẽ. Úc luôn là điểm đến hấp dẫn nhờ chất lượng sống cao cấp, kinh tế ổn định và chính sách nhập cư cởi mở. Tuy nhiên, tốc độ phát triển hạ tầng nhà ở chưa theo kịp nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, chi phí vật liệu tăng cao, sự thiếu hụt lao động trong ngành xây dựng và các yếu tố khách quan như điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng khiến nhiều dự án bị trì hoãn.
Nhằm cân bằng thị trường và đảm bảo người dân Úc có thể tiếp cận nhà ở dễ dàng hơn, chính phủ đã đưa ra một số biện pháp điều chỉnh. Một trong những thay đổi quan trọng nhất là lệnh cấm tạm thời kéo dài hai năm (từ 1/4/2025 đến 31/3/2027) đối với việc mua nhà ở hiện hữu dành cho người nước ngoài. Chính sách này nhằm hạn chế sự cạnh tranh từ các nhà đầu tư nước ngoài đối với phân khúc nhà ở có sẵn, từ đó giúp giảm áp lực lên giá nhà và cải thiện khả năng sở hữu nhà của người dân trong nước.
Tuy nhiên, lệnh cấm này không áp dụng đối với các bất động sản mới xây dựng, mở ra cơ hội lớn cho các nhà sưu tầm bất động sản quốc tế khi họ có thể sở hữu những dự án mới nhất với đầy đủ các tính năng, tiện nghi và cơ sở hạ tầng được tối ưu. Hơn nữa, chính phủ cũng đặt mục tiêu xây dựng 1,2 triệu căn nhà mới trong vòng 5 năm tới, đồng thời triển khai các chính sách ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính dành cho phân khúc này. Đây quả nhiên là một cánh cửa mới được mở ra và hoàn toàn phù hợp với chủ trương giữ Úc ổn định về mặt an sinh, an ninh và quy hoạch.
Dù có những điều chỉnh về chính sách, Melbourne vẫn là một trong những thị trường bất động sản hấp dẫn nhất thế giới. Với quy hoạch đô thị hiện đại, sự cân bằng giữa thiên nhiên và cuộc sống đô thị, cùng những chính sách linh hoạt từ chính phủ, thành phố này tiếp tục giữ vững sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những ai quan tâm đến thị trường này cần theo dõi sát các quy định hiện hành và tận dụng những cơ hội hiếm có trong giai đoạn đầy biến động nhưng cũng đầy tiềm năng này.
TÌM HIỂU SÂU VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA ÚC RA SAO?
Giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, bất động sản vẫn giữ vững vị thế là một trong những tài sản giá trị nhất. Những “trophy property” tại các vị trí đắc địa không chỉ thể hiện gu sưu tầm tinh tế mà còn phản ánh tầm nhìn dài hạn của chủ sở hữu—một sự kết hợp giữa văn hóa, lịch sử, nghệ thuật và phong cách sống. Khi những cơ hội thực sự đặc biệt không đến thường xuyên tại thị trường Úc, câu hỏi đặt ra không phải là có nên tham gia không, mà là liệu có sẵn sàng để đón nhận chúng kịp thời hay không.
Năm 2024 đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng với sự ra đời của The Globetrotter, trực thuộc S&S Real Estate – đối tác chính thức của Christie’s International Real Estate tại Việt Nam. Được xây dựng như một cầu nối đặc quyền, The Globetrotter mang đến cho khách hàng Việt những cơ hội hiếm có tại các thị trường bất động sản quốc tế, đặc biệt là tại Sydney và Melbourne—những thành phố luôn nằm trong danh sách ưu tiên của giới đầu tư và nhà sưu tầm toàn cầu.
Tháng 4 này, The Globetrotter – đối tác chiến lược của Christie’s International Real Estate chào đón nhà đầu tư & nhà phát triển dự án danh tiếng từ Úc đến Việt Nam, chia sẻ thông tin từ dự án mới được đánh giá là “có một không hai của thập kỷ” – qua đó giúp các nhà sưu tầm tại Việt Nam đón đầu cơ hội sở hữu dự án bất động sản hạng sang tại trung tâm thành phố Melbourne.
Dự án với thiết kế sang trọng tại phân khu giới thượng lưu, tiện nghi tích hợp các công nghệ chăm sóc sức khỏe tiên tiến và tầm nhìn tuyệt đẹp ra thành phố Melbourne.
Sự kiện mang đến trải nghiệm về cuộc sống và cảm hứng đã định hình nên Melbourne thành phố đáng sống nhất thế giới suốt 7 năm liền. Buổi workshop cũng chia sẻ về chủ đề giáo dục Melbourne từ góc nhìn chuyên gia và du học sinh.
Vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch tham gia qua:
Hotline: (+84) 287 300 7786
Email: welcome@theglobetrotter.vn
Thời gian:
Ngày 18/04/2025 từ 13:30 – 15:30
Ngày 19/04/2025 từ 9:00 – 12:00
Địa điểm: The Globetrotter – S&S Real Estate | Christie’s International Real Estate – Hilton Saigon, 11 Công Trường Mê Linh, Q.1, TP.HCM
———-
The Globetrotter
Hilton Saigon Hotel, 11 Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: (+84) 287 300 7786
Email: welcome@theglobetrotter.vn